Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công - nông - trí thức trong giai đoạn hiện nay

07:52 02/12/2019

 Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, xu thế phát triển của thời đại, trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã nhận thức và lựa chọn chuẩn xác con đường vận động của cách mạng Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản, gắn liền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Động lực cách mạng để thực hiện con đường cách mạng đó là toàn thể nhân dân lao động Việt Nam mà nòng cốt là liên minh công-nông-trí thức - lực lượng cơ bản nhất, điều kiện quyết định nhất để hiện thực hóa mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quan niệm này vượt xa hàng loạt quan điểm truyền thống đương thời, mở ra một bước đột phá trong nhận thức và tư duy lý luận về xác định các lực lượng cách mạng; nó là sự tổng kết sâu sắc toàn bộ kinh nghiệm thực tiễn các phong trào cách mạng điển hình đã từng diễn ra trên thế giới.

Quy luật lịch sử khách quan về vai trò quyết định của quần chúng công - nông trong cách mạng vô sản được Hồ Chí Minh khái quát thành một nguyên lý phổ biến. Cuộc cách mạng vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích cực. Đó là một sự thật hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng - cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng vô sản

Việc xác định động lực cách mạng và tương quan lực lượng giai cấp của Hồ Chí Minh, không chỉ đúng trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, mà cả trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cải tạo và xây dựng chế độ xã hội mới. Công nhân, nông dân là những người trực tiếp tham gia vào quá trình cách mạng đánh đổ đế quốc phong kiến, xây dựng lên nhà nước dân chủ nhân dân ở nước ta. Chính khối liên minh công - nông lại trở thành cơ sở xã hội và nền tảng xã hội vững chắc của nhà nước đó. Tư tưởng chỉ đạo này được Hồ Chí Minh thể hiện thành một nguyên tắc hiến định, có sức mạnh pháp lý, trở thành nguyên tắc nền móng trong xây dựng và củng cố nhà nước. Theo Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình phát triển đất nước “Nhà nước của ta là Nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Liên minh công - nông, cơ sở xã hội vững chắc của nhà nước làm thành một nội dung quan trọng quy định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước Việt Nam.

Trong cải tạo và xây dựng xã hội mới, thực hiện bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vai trò quyết định của liên minh công - nông càng thể hiện rõ nét. Ngoài sự ủng hộ quốc tế, việc có hay không có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội có thắng lợi một nước nông nghiệp lạc hậu hay không phụ thuộc rất lớn vào việc xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh công nông. Bởi lẽ “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ và lâu dài. Nhân dân ta hãy đoàn kết chặt chẽ dựa trên nền tảng liên minh công nông, bền bỉ phấn đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, thì chúng ta nhất định thắng lợi”.

Nét độc đáo, đặc sắc trong tư tưởng H Chí Minh là ch Người không ch đề cập, nhấn mạnh đến liên minh giai cấp mà còn bao hàm c liên minh xã hội. Quán triệt những chỉ dn của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo tư tưng: cách mạng rất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mi biết trọng trí thức”, ch có giai cấp công nhân mới thật sự yêu chuộng trí thức, trong quan niệm ca H Chí Minh, trí thức giữ vai trò đặc biệt quan trọng không những trong kháng chiến mà cả trong xây dng. Liên minh công nông với trí thức là một nhu cầu của cuộc sống, phản ánh xu hướng khách quan: Sự xích lại gần nhau giữa lao động chân tay và lao dộng trí óc. Người nhấn mạnh: trí thức phục vụ nhân dân bao giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên chủ nghĩa cộng sản lại càng cn. Xuất phát từ nhận thức cho rằng “dưới chủ nghĩa xã hội, khoa học là tài sản chung ca toàn dân, chứ không phải là tài sản riêng của một nhóm người nào, Người khái quát mi liên kết giữa các giai tầng xã hội, bằng một phương châm ngắn gọn, nhưng lại hàm chứa những nội dung lớn: công - nông trí thức hóa; trí thức công - nông hóa. Có ý kiến cho rằng với luận điểm này, H Chí Minh đã xem thường và hạ thấp vị trí của đội ngũ trí thức. Thực ra không phải vậy, Người cũng nhiều lần giải thích “Công - nông trí thức hóa, Trí thức công -nông hóa, nghĩa là công nông cần học tập văn hóa để nâng cao trình độ tri thức của mình, trí thức cần gần gũi công - nông và học tập tinh thn, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của công - nông”. Người không xóa nhòa ranh giới tính chất hai loại lao động mà chỉ nhấn mạnh sự xâm nhập, bổ sung lẫn nhau của chúng thôi.

          Từ quan điểm Hồ Chí Minh có thể thấy, vai trò quyết định của khối liên minh dựa trên hai cơ sở chính. Thứ nhất, trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân, công nhân, trí thức chiếm đại đa số dân cư, là lực lượng sản xuất bản, trực tiếp tham gia cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội, vì thế, chỉ có thể là kết quả lao động sáng tạo của hàng chục triệu quần chúng công-nông-trí thức. Thứ hai, khi đã có sự hợp tác giữa công-nông-trí thức thì kẻ thù của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội bị cô lập, mất dần cơ sở xã hội và cuộc đấu tranh nhằm chống phá độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của chúng bị vô hiệu hóa. Vì thế, liên minh công-nông-trí thức là hạt nhân, cơ sở của khối đại đoàn kết dân tộc, khối đại đoàn kêt toàn dân, có thể tập hợp, thu hút mọi lực lượng yêu nước, tiến bộ vào một mật trận chung thống nhất vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển hết sức nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi phát triển mạnh mẽ kinh tế công nhân, và nông nghiệp, mở rộng giao lưu hàng hóa giữa thành thị và nông thôn, bảo đảm lợi ích của nông dân, từng bước đưa nông dân lao động vào những hợp tác xã sản xuất từ thấp đến cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa bảo đảm đời sống vật chất và nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, ý thức giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho công nhân, đó là những phương hướng và nội dung cơ bản để duy trì và củng cố khối liên minh công-nông-trí thức.

Liên minh công-nông-trí thức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam trong mỗi thời kỳ cách mạng. Đại hội X của Đảng (4/2006) khẳng định: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam”.

Việc củng cố liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức trong những năm tới là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị. Để tăng cường liên minh công-nông-trí thức cần:

- Trước hết, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, liên kết chặt chẽ và có hiệu quả trong sản xuất; phát triển mạnh mẽ công nhân chế biến, nâng cao giá trị nông sản

- Thu hút lao động nông nghiệp dôi dư vào sản xuất công nghiệp khi ứng dụng máy móc, công nghệ vào nông nghiệp; giải quyết việc làm lâu dài, bền vững cho nông dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Tích cực thu mua sản phẩm nông nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế; hỗ trợ vốn cho nông dân mở rộng trang trại, gia trại

- Đẩy mạnh khoa học công nghệ, chế tạo máy móc, giống cây con cho năng suất cao để chuyển giao cho nông nghiệp, nông dân sản xuất, cụ thể là:

+ Hỗ trợ nhập thiết bị máy móc cho nông dân. Việc đưa cơ giới hóa vào một số khâu nặng nhọc trong sản xuất nông nghiệp như làm đất, thu hoạch, vận chuyển…góp phần giải phóng sức lao động cho người nông dân, nâng cao năng suất cây trồng, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Đồng thời hạn chế mặt trái của vấn đề này như sự dôi dư lao động, hàng hóa nhưng không tiêu thụ được.

+ Hỗ trợ nông dân làm giàu. Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi doi Hội Nông dân tổ chức đã thu hút đông đảo nông dân tiêu biểu, các nhà quản lý, khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp…Thực hiện liên kết giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và hộ nông dân là giải pháp hữu hiệu để đưa phong trào phát triển mạnh mẽ hơn. Nhà nước có vai trò định hướng hoạt động cũng như đề ra những chính sách phù hợp với tiến trình phát triển. Doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong cả quá trình sản xuất như cung ứng cho nông dân vật tư, thiết bị trả chậm; giúp tiêu thụ nông sản làm ra. Nhà khoa học hướng dẫn nông dân kỹ thuật, phương pháp ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất…Trên thực tế, nhiều hộ nông dân ký hợp đồng với công ty chế biến nông sản đầu vụ, nhưng đến cuối vụ do giá thị trường cao hơn đã tự phá hợp đồng bán sản phẩm ra ngoài, gây mất lòng tin với doanh nghiệp. Khi tham gia liên kết “bốn nhà” người nông dân phải tuân thủ những quy định của quá trình sản xuất cũng như việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, từ đó tạo ra sản phẩm có chất lượng. Nông dân hiện rất thiếu kiến thức về sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi, nên cần quan tâm hơn nữa đến việc chuyển gia tiến bộ kỹ thuật đến các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh nông sản hàng hóa.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng và chưa rộng khắp. Nguyên nhân cơ bản là do khả năng tập trung mở rộng quy mô diện tích đất sản xuất rất hạn chế, đa số các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức kinh doanh, công nhân chưa thực hiện được vai trò hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao dân trí nông dân. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến, nâng cao giá trị nông sản. Hiện nay, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản còn ít, phần lớn là quy mô nhỏ (70% có vốn dưới 5 tỷ đồng), chủ yếu tập trung ở ven đô thị lớn, việc thu hút lao động vốn là nông dân vào làm việc còn hạn chế. Nhiều khu công nghiệp xây dựng ở nông thôn đã lấy đất nông nghiệp, phá vỡ hệ thống thủy lợi, gây ô nhiễm nguồn nước và đất nông nghiệp vùng lân cận, nhưng chỉ có rất ít nhà máy phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong vùng và thu hút lao động sở tại. Trong khi phần lớn phân bón, máy móc nông nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật lại không sản xuất mà vẫn phải nhập khẩu.

Tiếp tục sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, thuộc ngành nông nghiệp, các nông lâm trường quốc doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động. Làm nòng cốt trong lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm, phân bón, cao su, cà phê.

Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bồi dưỡng cho nông dân kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giá thành hạ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu thị trường, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tập trung nghiên cứu các vấn đề khoa học công nghệ vào sản xuất, ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại, tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Khoa học xã hội ổn định hướng nghiên cứu nhiều hơn các vấn đề bức xúc trong nông thôn, dự báo xã hội nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Thực hiện các biện pháp như vậy, chắc chắn liên minh công-nông-trí thức sẽ bền chặt.

Trong cách mạng dân tộc, dân chủ, giai cấp công nhân liên minh với toàn thể nông dân, đoàn kết các lực lượng yêu nước chống ách thống trị của đế quốc và phong kiến giành độc lập tự do. Ngày nay, giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trên các mặt chính trị, kinh tế, xã hội để xóa đói nghèo, thực hiện dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh./.

* Tài liệu tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

2. Ngô Huy Tiếp (Chủ biên) Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009

3. Phạm Tất Dong, Định hướng phát triển ĐNTT Việt Nam trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001

4. Phạm Ngọc Anh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng đội ngũ trí thức, Báo Nhân dân, ngày 20/5/2005

5. TS. Phạm Ngọc Anh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về liên minh công-nông-trí thức trong cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Xuân Hằng - Khoa Nhà nước và Pháp luật

các tin khác