Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Bản tin ngày 25 tháng 12 năm 2019

10:21 25/12/2019

1. Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội

Theo Nghị quyết 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội khóa XIV về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội sẽ được thí điểm tổ chức từ ngày 01/7/2021 như sau:

- Chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội, huyện, quận, thị xã, xã, thị trấn là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND).

- Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội là UBND phường.

UBND phường là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và theo phân cấp, ủy quyền của UBND, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, UBND, Chủ tịch UBND quận, thị xã.

Theo phương án thí điểm này, chính quyền địa phương ở các phường tại Hà Nội từ ngày 01/7/2021 sẽ không còn HĐND. Đồng thời các phường được thành lập kể từ ngày 01/01/2021 thì không thuộc phạm vi thí điểm.

2. Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 8 đã thông qua 11 Luật, Bộ luật tại Nghị quyết 101/2019/QH14 ngày 27/11/2019 gồm:

- Bộ luật Lao động;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

- Luật Chứng khoán;

- Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;

- Luật Thư viện;

- Luật Dân quân tự vệ;

- Luật Lực lượng dự bị động viên;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

3. Văn bản hợp nhất quan trọng của các Luật, Bộ luật còn hiệu lực

Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam luôn được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Do vậy cùng một vấn đề, một lĩnh vực, bên cạnh văn bản quy phạm được ban hành thì luôn có các văn bản sửa đổi, bổ sung.

Văn phòng Quốc hội đã ban hành Văn bản hợp nhất nhằm tổng hợp tất cả các văn bản gồm cả văn bản đã ban hành và các lần sửa đổi, bổ sung vào một văn bản hợp nhất, giúp người đọc không mất nhiều thời gian, công sức để tìm, đọc nhiều văn bản pháp luật.

Hiện có 87 Văn bản hợp nhất trên các lĩnh vực. Xin giới thiệu một số Văn bản hợp nhất của các Luật, Bộ luật đang có hiệu lực thi hành mà giáo viên cần biết để làm tốt công tác quản lý và phục vụ giảng dạy như sau:

1. Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật giáo dục.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục

2. Văn bản hợp nhất 42/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Giáo dục đại học. Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục Đại học

3. Văn bản hợp nhất 18/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giáo dục nghề nghiệp. Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục nghề nghiệp

4. Văn bản hợp nhất 39/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh

5. Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ. Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường bộ

6. Văn bản hợp nhất 24/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đường sắt.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật đường sắt

7. Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Giao thông đường thủy nội địa

8. Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Tổ chức chính quyền địa phương

 

9. Văn bản hợp nhất 09/VBHN-VPQH năm 2017 về hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Xử lý vi phạm hành chính

10. Văn bản hợp nhất 16/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật thi đua, khen thưởng. Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Thi đua, khen thưởng

11. Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đất đai.

Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Đất đai

12. Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2018 hợp nhất Luật Đầu tư công. Xem file tại đây: Văn bản hợp nhất Luật Đầu tư công

4. Xem xét, tiếp nhận vào công chức xã không qua thi tuyển

Theo Thông tư 13/2019/TT-BNV ngày 06 tháng 11 năm 2019 của Bộ Trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

Tại Khoản 3 Điều 6 quy định: cán bộ xã giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP khi thôi đảm nhiệm chức vụ cán bộ xã thì được xem xét, tiếp nhận vào công chức xã không qua thi tuyển nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn:

- Có đủ các tiêu chuẩn công chức cấp xã theo quy định về độ tuổi; trình độ giáo dục phổ thông; trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ tin học;

- Còn số lượng và vị trí chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

- Đáp ứng được ngay yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng;

- Trường hợp trước khi bầu giữ chức vụ cán bộ cấp xã chưa phải là công chức cấp xã thì thời gian giữ chức vụ cán bộ cấp xã ít nhất là 05 năm (đủ 60 tháng) trở lên;

- Tại thời điểm tiếp nhận không trong thời gian bị xem xét kỷ luật; bị điều tra, truy tố, xét xử và không trong thời hạn bị thi hành kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đây là một quy định quan trọng góp phần giải quyết số lượng cán bộ xã dôi dư (Bí thư, phó bí thư đảng ủy xã; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, UBND xã, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân cấp xã) do sắp xếp bộ máy hệ thống chính trị ở địa phương cơ sở để bổ sung vào đội ngũ công chức cấp xã còn thiếu và có thể sử dụng được ngay một cách có hiệu quả cao nhất.

Thông tư 13/2019/TT-BNV có hiệu lực thi hành từ ngày 25/12/2019./.

Vũ Quang Hưng - Khoa Nhà nước và Pháp luật

các tin khác