Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Các bước xử lý đơn khiếu nại kỷ luật đảng

10:17 31/10/2019

1. Hướng dẫn các bước xử lý đơn khiếu nại kỷ luật đảng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Quy định 13-QĐ/UBKTTW ngày 18/9/2019 về tiếp nhận, xử lý đơn thư, tiếp đảng viên và công dân. Theo đó, các bước xử lý đơn khiếu nại kỷ luật đảng như sau:

- Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban.

+ Vụ Đơn thư lập phiếu đề xuất xử lý, ghi rõ họ tên, địa chỉ người khiếu nại, nội dung khiếu nại, hướng xử lý; vào sổ quản lý đơn thư đi, chuyến đơn đến Thành viên Ủy ban phụ trách vụ địa bàn, lĩnh vực để chỉ đạo xem xét, giải quyết theo quy định; thông báo cho người khiếu nại biết.

Vào số theo dõi và hệ thống thông tin chuyên ngành về công tác kiểm tra Đảng khi nhận được kết quả giải quyết.

+ Trường hợp thực hiện theo chỉ đạo của Chủ nhiệm Ủy ban thì các vụ, đơn vị được giao nhiệm vụ phải gửi văn bản kết quả xử lý đến Vụ Đơn thư để vào sổ theo dõi, quản lý.

- Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thì Vụ Đơn thư thực hiện theo các bước xử lý đơn; người chỉ đạo xử lý cuối cùng là Phó Chủ nhiệm Thường trực ủy ban.

- Đối với đơn thư khiếu nại kỷ luật đảng thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức đảng cấp dưới thì Vụ Đơn thư lập phiếu chuyến đơn, ghi rõ họ tên, địa chỉ người khiếu nại, nội dung khiếu nại chuyển đến tổ chức có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết.

- Đối với đơn thư khiếu nại kỷ luật không ghi ngày, tháng, năm bị kỷ luật, không rõ tổ chức đảng đã thi hành kỷ luật hoặc tố chức đảng đã giải quyết khiếu nại và hình thức kỷ luật thì Vụ Đơn thư lập phiếu hướng dẫn đảng viên, tổ chức đảng ghi đầy đủ thông tin và gửi đến tổ chức đảng có thấm quyền giải quyết.

Đồng thời, quy định thời gian xử lý đơn thư như sau:

- Đối với đơn thư thuộc thẩm quyền của Ủy ban: Vụ Đơn thư và các vụ địa bàn, lĩnh vực mỗi đơn vị xử lý không quá 05 ngày làm việc.

- Đối với đơn thư không thuộc thẩm quyền của ủy ban: Vụ Đơn thư xử lý không quá 03 ngày làm việc.

- Trường hợp đặc biệt, đơn thư phải được xử lý nhanh hơn để đáp ứng yêu cầu công việc.

Quy định 13-QĐ/UBKTTW có hiệu lực từ ngày 18/9/2019 và thay thế Quy định 05-QĐ/UBKTTW ngày 02/12/2016.

2. Thống nhất sử dụng chứng từ kế toán ngân sách xã

(Giáo viên vận dụng cho bài giảng “Quản lý ngân sách địa phương”)

Kể từ ngày 01/01/2020, UBND xã, phường, thị trấn trong cả nước áp dụng thống nhất 16 mẫu chứng từ kế toán sau:

- Mẫu C01-X: Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại;

- Mẫu C02-X: Bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp;

- Mẫu C05-X: Bảng thanh toán phụ cấp;  Mẫu C27-X: Biên lai thu tiền.

- Mẫu C28-X: Bảng tổng hợp biên lai thu tiền;

- Mẫu C40-X: Phiếu thu;  Mẫu C41-X: Phiếu chi;

- Mẫu C43-X: Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng;

- Mẫu C52-X: Hợp đồng giao khoán;

- Mẫu C53-X: Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán;

- Mẫu C60-X: Bảng kê ghi thu, ghi chi ngân sách xã;

- Mẫu C61-X: Thông báo các khoản thu của xã;

- Mẫu C62-X: Giấy báo ngày công lao động đóng góp.

- Mẫu C63-X: Bảng kê các khoản đóng góp bằng hiện vật;

- Mẫu C65-X: Giấy đề nghị KBNN chuyển số kết dư ngân sách xã;

- Mẫu C66-X: Phiếu kết chuyển số liệu tài khoản.

Trong đó: Mẫu C40-X, Mẫu C41-X, Mẫu C43-X là các mẫu chứng từ bắt buộc sử dụng nên trong quá trình thực hiện, các xã không được sửa đổi biểu mẫu; các mẫu còn lại được phép sửa đổi, bổ sung biểu mẫu chứng từ phù hợp với nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

Đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa có chứng từ kế toán quy định tại phụ lục 01, các xã lập chứng từ kế toán đảm bảo đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật kế toán.

(Theo Thông tư 70/2019/TT-BTC ngày 03/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020).

3. Bãi bỏ 21 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức

Ngày 30/9/2019, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 11/2019/TT-BNV bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành.

Theo đó, bãi bỏ toàn bộ 21 văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Một vài văn bản bị bãi bỏ như:

- Thông tư 03/2012/TT-BNV ngày 26/6/2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định 66/2011/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và người được cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước.

- Thông tư 07/2006/TT-BNV ngày 01/12/2006 hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Quyết định 07/2006/QĐ-BNV ngày 05/4/2006 ban hành Chương trình khung bồi dưỡng ngạch cán sự.

- Thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11/9/2010 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.

- Quyết định 04/2002/QĐ-BNV ngày 13/9/2002 sửa đổi Điều 6 Chương II quy định ban hành kèm theo Quyết định 15/QĐ-TCCP ngày 05/6/1999 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ.

- Quyết định 22/2002/QĐ-BNV ngày 30/12/2002 ban hành bản quy định về nội dung, quy trình nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức thuộc Bộ Nội vụ.

- Quyết định 30/2004/QĐ-BNV ngày 04/5/2004 ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức hành chính và quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên.

- Quyết định 04/2008/QĐ-BNV ngày 17/11/2008 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành thanh tra.

              Thông tư 11/2019/TT-BNV chính thức có hiệu lực thi hành từ 15/11/2019./.

Vũ Quang Hưng - Khoa Nhà nước và Pháp luật

các tin khác