Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại buổi họp tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh

08:27 29/07/2021

Ngày 27/7, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành thông báo kết luận số 326/TB-VPUBND, kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại buổi họp tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Theo thông báo kết luận, ngày 26 tháng 7 năm 2021, tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh chủ trì cuộc họp trực tuyến về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban Ban Chỉ đạo tỉnh kết luận như sau:

Trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh thực hiện chưa nghiêm, biểu hiện thông qua việc người dân vẫn còn di chuyển nhiều trên đường, địa phương chưa có giải pháp quản lý chặt chẽ những trường hợp ra đường không thực sự cần thiết, các cửa hàng không thiết yếu vẫn còn hoạt động, công tác quản lý, kiểm soát người ra vào các khu chợ truyền thống chưa nghiêm, chưa chặt chẽ; việc quản lý người dân tại các địa bàn khóm, ấp, khu dân cư còn khá lỏng lẻo; một số địa phương chưa nắm sát được đối tượng từ bên ngoài vào địa phương mình hay người trở về từ ngoài tỉnh.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình - Trưởng ban BCĐ tỉnh yêu cầu:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện nghiêm Thông báo số 324/TB-VPUBND ngày 24/7/2021 của Văn phòng UBND tỉnh việc kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại buổi họp tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.

mẫu gộp tại các vùng, đối tượng có nguy cơ, nguy cơ cao, bóc tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng; đồng thời kiểm soát chặt chẽ nguồn lây nhiễm từ bên ngoài; khẩn trương thực hiện đồng bộ cả hai mục tiêu trên sẽ giúp tỉnh kiểm soát tốt, ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh thành công.

- Đối với các cơ quan nhà nước, giảm số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người làm việc tại cơ quan dưới 50%, người ở nhà phải làm việc trực tuyến và không tự ý ra ngoài khi không thực sự cần thiết.

2. UBND huyện, thị xã, thành phố:

- Tăng cường các biện pháp tiếp tục siết chặt, quản lý nghiêm các tiểu thương và người dân ra vào các khu chợ truyền thống; phải thực hiện triệt để việc giãn cách, giảm quy mô mua bán trong chợ, chỉ mua bán các mặt hàng thiết yếu (thực phẩm và dược phẩm) phục vụ cuộc sống hàng ngày trong thời gian giãn cách.

- Thành lập các Tổ phòng, chống dịch cộng đồng góp phần vào công tác phòng, chống dịch tại các khóm, ấp để nhắc nhở người dân, cũng như phản ảnh đến đơn vị có chức năng xử phạt nghiêm các hành vi không tuân thủ các quy định tại Chỉ thị 16/CT-TTg.

- Các địa phương nghiên cứu thay đổi hình thức kiểm soát người dân di chuyển trên đường trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu việc lập chốt kiểm soát không hiệu quả, thì chuyển sang thành lập các Tổ tuần tra lưu động để kiểm tra xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong phòng, chống dịch theo quy định tại Chỉ thị 16/CT-TTg, đặc biệt xử phạt khung tối đa đối với các hành vi không mang khẩu trang, ra ngoài không có lý do chính đáng.

- Phối hợp với ngành Giao thông vận tải và các ngành chức năng tăng cường kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện từ địa phương khác đến tỉnh, kể cả đường bộ lẫn đường thủy; khẩn trương tổ chức xét nghiệm sàng lọc các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như lái xe đường dài, liên tỉnh; tài công đường thủy, ghe tàu, thương lái … để tầm soát phát hiện F0, tách F0 ra khỏi cộng đồng nhằm nhanh chóng làm sạch địa bàn, kiểm soát tốt dịch bệnh.

- Tùy tình hình thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có thể nâng mức kiểm soát cao hơn Chỉ thị 16/CT-TTg, dự báo tình hình, chủ động xây dựng kịch bản phòng, chống dịch không để bị động, lúng túng, bất ngờ; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn phải kiểm soát, nắm chặt lộ trình của người đi về từ các địa bàn khác, các trường hợp người dân về từ vùng dịch, các đối tượng mua bán trên địa bàn.

- Chủ động phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế khẩn trương chuẩn bị thêm các khu cách ly tập trung đảm bảo đủ cơ sở vật chất, hệ thống xử lý rác thải và nhà vệ sinh. Khi thực hiện cách ly tập trung phải có sự phân luồng, kiểm soát chặt chẽ, phân loại đối tượng F1 có nguy cơ cao (thành F0), thực hiện cách ly riêng với các F1 có nguy cơ thấp hơn để tránh lây nhiễm chéo….; đồng thời chủ động làm việc với các chủ khách sạn, nhà nghỉ, ký túc xá, khuyến khích tham gia thực hiện dịch vụ cách ly tập trung theo yêu cầu; tuy nhiên cơ sở cách ly dịch vụ phải được Sở Y tế và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh thẩm định, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch.

- Chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm thuốc, hóa chất sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế và phương tiện cần thiết đảm bảo phục vụ kịp thời công tác phòng, chống dịch trên địa bàn theo quy định.

3. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí lại các cơ sở cách ly tập trung, bổ sung thêm chức năng thu dung, điều trị đối với F0 không triệu chứng và F0 có triệu chứng.

- Phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và khu vực phát triển đô thị An Giang khẩn trương hoàn thành khu điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 tại xã cần Đăng, huyện Châu thành để sớm đi vào hoạt động.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan và địa phương triển khai Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong tỉnh theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế.

4. Sở Thông tin và Truyền thông:

Tăng cường công tác truyền thông, vận động, kêu gọi người dân cùng đồng hành thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định của Chỉ thi 16/CT-TTg, áp dụng nghiêm biện pháp 5K, không ra khỏi nhà khi không thực sự cần thiết; hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm việc khai báo y tế thông qua các phần mềm ứng dụng của Bộ Y tế theo quy định.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với huyện An Phú, Tịnh Biên, Châu Phú và thành phố Châu Đốc rà soát danh sách học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 để khẩn trương xây dựng phương án cho kỳ thi đạt hiệu quả. Tất cả thí sinh và cán bộ coi thi phải được xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR khi bước vào kỳ thi đợt 2.

6. Những kiến nghị cụ thể:

a) Thống nhất thành lập các Tổ:

- Tổ truy vết, lấy mẫu: Công an, Y tế và địa phương;
- Tổ xét nghiệm, thu dung điều trị: Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, Bệnh viện đa khoa khu vực tỉnh, CDC-An Giang và các Trung tâm Y tế huyện;
- Tổ quản lý F1, F2: Quân sự và địa phương;
- Tổ mua sắm: Tài chính, Y tế và địa phương;
- Tổ lưu thông hàng hóa, nông sản: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh và địa phương;
- Tổ vận động: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và địa phương;
- Tổ truyền thông: Thông tin – Truyền thông, Báo, Đài và địa phương.

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thành lập các Tổ nêu trên.

b) Thống nhất việc giao ban trực tuyến hằng ngày giữa BCĐ tỉnh và huyện: Giao Sở Y tế - Cơ quan thường trực BCĐ tỉnh chủ trì, đề xuất thời gian cuộc họp và tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh cho Trưởng ban BCĐ tỉnh.

Văn phòng UBND tỉnh thông báo đến các đơn vị có liên quan được biết và tổ chức thực hiện./.

Tài Liệu đính kèm:Tải về
các tin khác