Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Càng học lý luận, càng tin yêu Đảng hơn

12:38 16/11/2024

Ở Giảng đường lớn của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, nơi trang trọng nhất, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã cho khắc 2 câu nói nổi tiếng của những người cộng sản tiền bối, một câu của Lênin, một câu của Bác Hồ.

Thắm nhuần

2 câu nói được đặt ở nơi trang trọng nhất của hội trường. Đại biểu, học viên, giảng viên…. khi vào giảng đường nhìn lên sân khấu, ai cũng đều trông thấy.

Câu thứ nhất đặt ở mặt tiền bên phải, có nội dung “… Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và Nhân dân, phụng sự tổ quốc và nhân loại, muốn đạt mục đích thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư….” – Hồ Chí Minh.

Câu thứ 2 đặt ở mặt tiền bên trái “… Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra….”

Câu thứ nhất, Bác Hồ nói và viết vào sổ lưu niệm của Trường Nguyễn Ái Quốc (tháng 9-1949) nhân dịp Bác đến thăm trường. Người muốn khẳng định học để trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ cho công việc. Kiến thức không chỉ giúp chúng ta hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn giúp chúng ta không ngừng sáng tạo, đổi mới trong công việc.

Muốn làm tốt việc được giao thì phải học. Và thực tế đã chứng minh, nếu trong Đảng, trong nước, trong một tổ chức, gia đình… Thông qua việc học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, mỗi người chỉ cần làm tốt công việc được giao, tổ chức ấy, gia đình ấy sẽ phát triển một cách nhanh chóng, vượt bậc.

Ý thứ hai, học để làm người, nên việc học không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà còn là quá trình rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống… Học để trở thành con người hữu ích cho xã hội, có tấm lòng nhân hậu, biết đùm bọc, sẻ chia, biết tiếp nối truyền thống, đạo lý của dân tộc “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn”.

Học để biết sống cho xứng đáng với những người đã ngã xuống cho nước nhà được tự do, độc lập; để yêu thương đồng chí, đồng đội, biết tôn trọng lẻ phải, sự khác biệt, không đối xử với đồng chí, đồng đội theo kiểu “quân phiệt” ...

75 năm qua, câu nói của Bác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay và là kim chỉ nam cho mỗi cán bộ, đảng viên của tỉnh nói chung, đội ngũ Thầy, Cô giáo Trường Chính trị Tôn Đức Thắng nói riêng.

Thấm nhuần câu nói của Bác, thời gian qua, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường Chính trị Tôn Đức Thắng đã không ngừng nổ lực, rèn luyện, học tập, vượt lên hoàn cảnh để không ngừng nâng cao trình độ, kiến thức, nhận thức, chuyên môn; vươn lên làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại… Để rồi sau đó, mang kiến thức đã học quay về truyền dạy cho học viên.

Điểm khác biệt trong công tác giảng dạy ở Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, học viên của trường là những cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ dự nguồn đang công tác tại các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh. Họ vừa có kiến thức chuyên môn sâu, vừa có kinh nghiệm trong lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là có “mối quan hệ” khắn khít với lãnh đạo cấp dưới, cấp trên... Vì vậy việc giảng dạy trong môi trường như thế, người Thầy phải có kỷ năng sư phạm, kỷ năng sống rất tốt.

“Truyền dạy kiến thức cho học viên để mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng yêu đảng, tin dân; thắm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sống với nhau có nghĩa, có tình. Sau khi ra trường mang kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn công tác… hẳn là điều không dễ...” – Đồng chí Trần Hiền Triết, Học viên lớp Lý luận Chính trị B165, khẳng định.

Làm theo

Tuy việc này là một việc khó nhưng thực tế đã chứng minh, thấm nhuần lời dạy của Bác, tập thể nhà trường đã làm tốt công việc được giao, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; kiến thức về các lĩnh vực khác... Nhiều học viên ra trường, mang kiến thức đã học, tiếp tục công hiến, được Nhân dân, tổ chức tín nhiệm cho giữ những vị trí cao hơn. Đây là những thành công bước đầu trong công tác đào tạo của ngôi trường mang tên Chủ tịch Tôn Đức Thắng.

Bình quân hàng năm, nhà trường đào tạo, bồi dưỡng khoảng 5.000 cán bộ, đảng viên. Số lượng lớp được mở vượt so với chỉ tiêu kế hoạch từ 3-5 lớp/năm.

Qua học tập, rèn luyện tại trường, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức ở địa phương được nâng lên rõ rệt, ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Giúp cho cán bộ, đảng viên luôn nhận thức rằng “Độc lập, tự do nhờ ơn Đảng, áo ấm cơm no nhớ Bác Hồ”.

“Mỗi buổi giảng, Thầy, Cô ở Trường luôn “Cháy hết mình” với nội dung bài giảng, nhờ đó mà chúng em lĩnh hội được rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực công tác. Qua hơn 1 năm học tập lý luận chính trị, nhận thức của em đã được nâng lên đáng kể. Bản thân luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng. Càng học, càng tin yêu đảng nhiều hơn, luôn thấm nhuần câu nói của Bác, học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp, Nhân dân….” – Đồng chí Lê Thị Xuân Diệu, học viên lớp B169, khẳng định.

Không chí có Chị Diệu, anh Thắng, anh Tài, chị Trang, anh Thái, anh Thọ, anh Tâm là học viên lớp Lý luận Chính trị B169, còn có rất nhiều học viên khác, khi ra trường, trở về cơ quan, đơn vị mình, mang kiến thức đã học áp dụng vào thực tiễn công tác một cách hiệu quả, giúp cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo quan điểm: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng đảng là then chốt; đảm bảo quốc phòng – an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên. Trong đó, phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa.

Thời gian qua, ngoài công việc giảng dạy, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng còn tham gia tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, đồng thời làm được một việc rất có ý nghĩa, có giá trị lý luận lẫn thực tiễn, đó là xây dựng văn hóa trường Đảng.

Đây là công việc hệ trọng, mang tính chiều sâu, bởi thông qua công việc này, nhà trường đã tiếp tục phát huy những giá trị, chuẩn mực đạo đức, phong cách làm việc, truyền thống lịch sử được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của trường.

“Văn hóa trường đảng là yếu tố quan trọng, then chốt, cốt lõi góp phần định hình bản sắc, nâng cao chất lượng đào tạo và tạo dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả... Chính vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám hiệu luôn chú trọng công tác này…” Ths. Huỳnh Đức Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, khẳng định.

Những giá trị tinh thần, đạo đức mà nhà trường đã và đang hướng tới như: trung thực, liêm chính, trách nhiệm, sáng tạo, đoàn kết, phục vụ… đã và đang được tập thể nhà trường cùng học viên phát huy, làm sáng tỏa và sâu sắc thêm giá trị của nó.

Nhìn lại lịch sử 76 năm phát triển của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, chúng ta có thể khẳng định rằng, lịch sử phát triển của nhà trường luôn gắn liền với công việc “Trồng người”. Đây là việc làm thầm lặng nhưng rất vẽ vang của những chiến sĩ cộng sản, chiến đấu trên mặt trận lý luận chính trị của tỉnh nhà, sứ mệnh của họ là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho tỉnh, phục vụ quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Trước khi kết thúc bài viết này, cho phép tôi mượn 2 câu tục ngữ “Sông càng sâu càng lặng lẻ, lúa càng chín càng cuối đầu” để tri ơn những Thầy, Cô giáo ở Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, những người có kiến thức sâu rộng, tài năng; học vấn cao, nhiều kinh nghiệm nhưng sống rất khiêm tốn, giản dị, lặng lẻ, tích cực truyền dạy cho chúng tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý, giúp tôi tiếp tục nâng cao nhận thức “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, đây là sự lựa chọn phù hợp xu thế phát triển của thời đại, khát vọng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

Xin khắc cốt, ghi tâm câu nói của Bác trong buổi làm việc với đội ngũ cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương, ngày 17/6/1968, chuẩn bị cho việc xuất bản cuốn sách “Người tốt, việc tốt”, “Đã hiểu chủ nghĩa Mác Lênin thì phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin”.

Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng TS. Hồ Ngọc Trường dự khai giảng an ninh truyền thống và phi truyền thống do Ban Tổ chức Tỉnh ủy phối hợp với nhà trường tổ chức

Tập thể Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị A92 chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Giám hiệu nhà trường

ThS. Huỳnh Đức Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng phát biểu khai giảng Lớp Lý luận Chính trị A97

Ths. Huỳnh Đức Hiền, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng trao quyết định của Ban Giám hiệu, chỉ định quản lý Lớp Lý luận Chính trị A97

Ths. Nguyễn Thành Nhân, Phó hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng trao Chứng nhận cho học viên Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị B164, B165

Minh Hiển,  Nguyễn Thuận Thảo

các tin khác