Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Trường Chính trị Tôn Đức Thắng tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

10:32 15/04/2020

Chủ nghĩa Mác do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã được V.I.Lênin phát triển thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhìn lại lịch sử, có thể nói, thông qua đấu tranh tư tưởng - lý luận để bảo vệ, phát triển là tính quy luật trong sự tồn tại của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin.

Trong quá trình xây dựng và phát triển học thuyết của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phải đấu tranh chống lại các quan điểm duy tâm, siêu hình, các quan điểm giáo điều, xét lại. Các ông phê phán quan điểm của phái Hêghen trẻ, của Pruđông, của Đuyrinh, của Látxan và nhiều quan điểm tư sản khác; qua đó trình bày quan điểm chính diện của mình; phát triển, hoàn thiện học thuyết của mình.

Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đã kiên quyết đấu tranh, kịch liệt phê phán những quan điểm cơ hội, xét lại của các nhà lãnh đạo Quốc tế II như Becxtanh, Cauxki..., đã đấu tranh với những quan điểm sai lầm của Plêkhanốp, Bukharin, Tơrốtxki, đã phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu như E.Makhơ, Avênariut... Vận dụng chủ nghĩa Mác một cách sáng tạo vào thực tiễn nước Nga, V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân Nga tiến hành cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại, mở ra thời đại mới trong sự phát triển của loài người - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.

Từ thời C.Mác đến thời V.I.Lênin và đến ngày nay, thế giới trải qua nhiều biến cố thăng trầm, quanh co, phức tạp, song đời sống xã hội vẫn không nằm ngoài những quy luật phổ biến đã được C.Mác tổng kết. Chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là học thuyết khoa học và cách mạng duy nhất đáp ứng được nhiệm vụ lịch sử mà không một học thuyết nào có thể thay thế được.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại và thực tiễn đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.

Từ khi thành lập đến nay, cùng với việc xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối chính trị, Đảng ta luôn coi trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Ở mỗi thời kỳ, nhất là những bước ngoặt, thời điểm khó khăn của cách mạng, Đảng ta càng chú trọng tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quan trọng này.

Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển bùng nổ của mạng Internet, các mạng xã hội toàn cầu và những vấn đề nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường; các thế lực thù địch, phản động có những chiêu thức, thủ đoạn mới chống phá Đảng, Nhà nước và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ quan trọng.

Tiếp tục tăng cường bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị 23) và Bộ Chính trị ban hành Nghị Quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (gọi tắt là Nghị quyết 35). Thực hiện Chỉ thị 23 và Nghị quyết 35, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện tại địa phương và trong hệ thống học viện, trường chính trị.

Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 23, Nghị quyết 35 và chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị Tôn Đức Thắng đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Kết quả cụ thể như:

- Trường đã tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt trong toàn trường, đảng bộ, học viên về ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ, giải pháp  cần thực hiện trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bám sát mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Chỉ thị 23, Nghị quyết 35 và chức năng, nhiệm vụ của nhà trường để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường, chi bộ phòng, khoa trong việc quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết, đồng thời huy động đông đảo đảng viên, viên chức, giảng viên và học viên tham gia.

- Thành lập Bộ phận thực hiện Nghị quyết 35 gồm: Bộ phận thường trực phụ trách và bộ phận thư ký, giúp việc thực hiện công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Giao Khoa Lý luận cơ sở phối hợp với Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học và cán bộ làm công tác tuyên giáo của Đảng ủy giúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu hàng năm xây dựng kế hoạch và định kỳ 06 tháng một lần báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 35 về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Tỉnh ủy An Giang; gắn với sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết với sơ kết, tổng kết nhiệm vụ chính trị chung của nhà trường.

- Xây dựng chuyên mục về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trên Cổng thông tin điện tử của Trường, chọn đăng những bài viết có chất lượng (của các tác giả trong và ngoài trường) về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

- Tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học có nội dung liên quan đến bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận như: Tọa đàm "Những giá trị bền vững và sức sống của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay"; Hội thảo “50 năm cán bộ, đảng viên và nhân dân tỉnh An Giang thực hiện Di chúc Bác Hồ”…

- Mỗi khoa Lý luận cơ sở, Xây dựng Đảng, Nhà nước- Pháp luật hằng tháng có ít nhất 1 bài viết về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch đăng trên Cổng thông tin điện tử và Bản tin Lý luận và thực tiễn của Trường.

- Yêu cầu giảng viên phải dạy đúng, trúng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lồng vào bài giảng các nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm, sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tham gia dự thi viết bài về Nghị quyết 35 do Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức…

Trong thời gian tới, để tiếp tục tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, toàn thể đảng viên, viên chức, giảng viên Trường chính trị Tôn Đức Thắng cần nghiêm túc thực hiện hoàn thành thật tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 23, Nghị quyết 35, chương trình, kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và của Trường về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ hai, phát huy những kết quả đã đạt được thời gian qua, tiếp tục thực hiện tốt các nội dung nhiệm vụ đã được triển khai.

Thứ ba, hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường có bổ sung các nhiệm vụ nghiên cứu bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ tư, xây dựng chuyên đề về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch” đưa vào giảng dạy các lớp chuyên viên, các lớp bồi dưỡng do nhà trường quản lý.

Thứ năm, xây dựng chuyên mục về “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” trên Bản tin Lý luận và thực tiễn của Trường, chọn đăng những bài viết có chất lượng về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Thứ sáu, định kỳ đưa nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào nội dung các buổi sinh hoạt của các chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Trường, sinh hoạt chuyên môn của các khoa, phòng.

Thứ bảy, giảng viên phải dạy đúng, trúng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng viên, viên chức có trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn, viết và làm đúng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giảng dạy, viết sách, đăng bài trên báo, tạp chí, Internet, trả lời phỏng vấn, phát biểu trong tọa đàm, hội thảo và công báo kết quả nghiên cứu./.

Tài liệu tham khảo:

- Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 09/02/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

- Nghị Quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Hướng dẫn số 475-HD/HVCTQG-TCT ngày 24/9/2019 của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Kế hoạch số 67-KH/TU ngày 25/10/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

- Kế hoạch số 90-KH/TU ngày 27/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện Kế hoạch số 14-KH/TW của Ban Bí thư thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Kế hoạch số 23-KH/TCTTĐT ngày 25/12/2019 của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng về thực hiện Nghị Quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

- Bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin trong tình hình mới. Tạp chí Lý luận chính trị, tháng 11-2018. Tác giả: GS, TS Lê Hữu Nghĩa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

TS. Hồ Ngọc Trường - Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng

ThS. Nguyễn Thành Nhân - Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị Tôn Đức Thắng

các tin khác