Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng trong điều kiện hiện nay

07:58 02/12/2019

Đấu tranh tư tưởng, lý luận là một hình thức và là một bộ phận quan trọng của đấu tranh giai cấp. Từ khi xã hội loài người phân chia giai cấp, các giai cấp thống trị bao giờ cũng ra sức xây dựng tư tưởng, lý luận của mình để bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp mình. Tổng kết lịch sử nhân loại, Mác đã khẳng định: tư tưởng thống trị thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị.

Cho đến hôm nay, những người cộng sản và cách mạng phải thường xuyên phải tiến hành cuộc đấu tranh để bảo vệ và phát triển học thuyết của mình, đưa lý luận đó vào phong trào công nhân và nhân dân lao động. Học thuyết Mác- Lênin luôn luôn gặp phải sự chống đối quyết liệt của các thế lực thù địch; còn thường xuyên có bọn cơ hội; những kẻ thường dao động trước những khó khăn hoặc thất bại tạm thời của cuộc đấu tranh.

Các lực lượng chống đối thường xuyên liên kết, phối hợp với nhau, nhiều lúc chúng liên minh với cả các thế lực tôn giáo phản động, các lực lượng dân tộc cực đoan, thành những “liên minh ma quỷ”, “liên minh thần thánh”...Chúng sử dụng mọi thủ đoạn tinh vi hoặc trắng trợn, hoặc giả danh dân chủ, tự do, có lúc chúng công khai thực hiện các biện pháp độc tài, phátxít để chống đối lại học thuyết Mác - Lênin, chống lại chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc đấu tranh này, đã từng xuất hiện vô số các học giả và các trung tâm chống đối chủ nghĩa xã hội ở một số nước, chính sách chống cộng được nâng lên thành quốc sách. Chính quyền tư sản, phản động ở nhiều nước đã không từ một thủ đoạn hèn hạ, dã man nào nhằm đàn áp, bóp nghẹt, tiến tới thủ tiêu tư tưởng và tổ chức cách mạng.

Có thể khẳng định rằng, những gì mà hhững người cộng sản dành được cho mình, trên bình diện lý luận và trên thực tế đều là kết quả cuộc đấu; tranh vô cùng quyết liệt, bằng trí tuệ khoa học và cả bằng những phong trào đấu tranh cách mạng sâu rộng của quần chúng nhân dân. Thực tế cho thấy những thành tựu đó đạt được khống phải bằng con đương thỏa hiệp, nhượng bộ và càng không phải tự nhiên mà có.

Vì sao các thế lực thù địch lại chống đối dai dẳng và quyết liệt, lâu dài như vậy? Thật ra vấn đề nàu không có gì khó hiểu. Các thế lực phản động muốn duy trì địa vị thống trị của chúng nên chúng phải ra sức bài bác, phủ định, chống lại học thuyết đã vạch ra không chỉ sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, mà còn hướng dẫn giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

Nếu các nhà lý luận tư sản và các thế lực chống cộng, phản động thật sự tin rằng, chủ nghĩa cộng sản là không có tương lai, rằng học thuyết của những người cộng sản là sai lầm, nhất định sẽ dẫn tới thất bại, thì họ chẳng phải tốn công, tốn sức, phải tiến hành cả cuộc chiến tranh tiêu diệt một học thuyết, một chế độ xã hội mà chính họ rêu rao là không có tương lai.

Xét :từ phương diện nhận thức, học thuyết Mác - Lênin cũng là sản phẩm của quá trình đấu tranh lý luận lâu dài. Nó là kết quả của những cuộc đấu tranh rộng lớn, diễn ra trong các lĩnh vực triết học, kinh tế, chính trị và lý luận về chủ nghĩa xã hội, nhằm bảo vệ và phát triển những tư tưởng khoa học và tiến bộ của nhân loại; khắc phục  những thiếu sót, khuyết điểm của các học thuyết, lý luận phản động, sai lầm.

Trong cuộc đấu tranh cải tạo thế giới mới, lúc chưa giành được chính quyền cũng như khi đã có chính quyền, những người cách mạng coi lý luận mácxít là một vũ khí sắc bén của mình. Những người mácxít không tuyệt đối hóa vai trò lý luận, mà thấy vai trò cực kỳ to lớn của nó đối với hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Mác đã viết: Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng.

Luận điểm ‘lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng” có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó chỉ ra cho chúng ta thấy khả năng và con đường biến lý luận thành sức mạnh cải tạo thực tiễn. Nó cũng nói lên sự lợi hại của vũ khí lý luận và sự cần thiết phải trang bị lý luận cho những người hoạt động thực tiễn, cho quần chúng nhân dân.

Đặt trong bối cảnh hiện nay, chúng ta càng phải coi trọng vai trò của nghiên cứu lý luận và đấu tranh lý luận, ra sức nâng cao tính chiến đấu và hiệu quả của nó. Nếu chúng ta không tự bảo vệ, không tiếp tục phát triển lý luận Mác-Lênin, thì nhất định sẽ có những lý luận khác lập tức thay thế, thâm nhập vào quần chúng.

Xã hội loài người, cũng như từng cá nhân, chưa bao giờ có tình trạng “chân không” về tư tưởng, lý luận cả. Hiện nay đang lan tràn đủ loại lý luận khác nhau, hòng cạnh tranh, đấu tranh với lý luận Mác-Lênin. Do đó, như Lênin đã chỉ rõ, hoặc là tư tưởng của giai cấp vô sản, hoặc là của giai cấp tư sản chứ không có hệ tư tưởng trung gian thứ ba.

Con người không giống các sinh vật khác, ở chỗ, trước khi bắt tay vào hành động, con người đã hình thành ý niệm, mục đích và xác định cho mình một phương pháp tác động nhất định. Mác đã so sánh dù người thợ tồi nhất cũng hơn con ong ở chỗ, trước khi quyết định xây nhà, thì người thợ đã hình dung ra trước ngôi nhà mình sẽ xây. Còn con ong xây tổ, thì hoàn toàn không thể có điều đó.

Hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh lý luận, Ăngghen đã đặt ra yêu cầu đối với giai cấp vô sản phải tiến hành cuộc đấu tranh trên cả ba phương diện: lý luận, chính trị và kinh tế một cách có phối hợp và liên kết chặt chẽ với nhau, trong đó cuộc đấu tranh lý luận được nâng lên hàng đầu.

Là người kế tục trung thành và phát triển xuất sắc lý luận mácxít, Lênin đã nêu tấm gương tuyệt vời về việc tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng và sáng tạo để bảo vệ và phát triển lý luận mácxít. Cũng giống như Mác và Ăngghen, toàn bộ cuộc đời hoạt động của Lênin là quá trình đấu tranh không ngừng để bảo vệ và phát triển học thuyết cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Cũng chính Lênin đã chỉ cho chúng ta thấy lý luận và đấu tranh lý luận có tầm quan trọng to lớn biết bao. Người nói: “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng”, chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiền phong.

Lênin còn nói rõ: Không có lý luận thì xu hướng cách mạng mất quyền tồn tại và sớm hay muộn nhất định sẽ rơi vào tình trạng phá sản về chính trị. Và do đó, nhiệm vụ của chúng ta là đập tan mọi sự phản kháng của tư bản, không những về phương diện quân sự và chính trị, mà cả sự phản kháng về phương diện tư tưởng, sự phản kháng sâu sắc nhất và mãnh liệt nhất.

Để đưa ánh sáng lý luận của học thuyết Mác-Lênin đến với những người cộng sản và quần chúng nhân dân lao động nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đi tiên phong trong việc truyền bá và đấu tranh để bảo vệ học thuyết ấy. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh của Người được viết để tuyên truyền, giáo dục thế hệ cách mạng đầu tiên, để trả lời câu hỏi: “Cách mạng cần phải có cái gì?, Người đã khẳng định: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Liên hệ những luận điểm trên với thực tiễn phong trào cộng sản và công nhân, nhất là những sự kiện nóng hổi và bi thảm ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô (trước đây), chúng ta càng thấy ý nghĩa và tầm quan trọng lớn lao của cuộc đấu tranh lý luận. Thực tiễn đó cũng đem đến cho chúng ta bài học quý báu, rằng Đảng nào coi trọng công tác lý luận, tiến hành đấu tranh lý luận có kết quả, Đảng đó sẽ thành công.  Và ngược lại một khi Đảng từ bỏ, xa rời lý luận Mác – Lênin, thủ tiêu đấu tranh lý luận, thì thất bại là điều khó tránh khỏi. Sự tan rã của một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô (trước đây) cũng có nguyên nhân từ sự tan rã của tư tưởng và lý luận; của sự thỏa hiệp, đầu hàng trên các vấn đề có tính sống còn về mặt nguyên tắc và lý luận.

 Hiện nay các thế lực thù địch phối hợp với lực lượng cơ hội chính trị đang điên cuồng tiến hành chiến lược “'diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng lý luận. Do đó cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận càng phức tạp, quyết liệt hơn. Lịch sử trên 150 năm ra đời và phát triển của chủ nghía Mác đã khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết không những có khả năng tự bảo vệ mình mà còn không ngừng phát triển. Nó là vũ khí lý Ịuận, là hành trang nhận thức mà loài người cần tới để đi đến tương lai. Đúng như nhà triết học Pháp Đêriđa đã khẳng định: Tư tưởng Mác là tư tưởng của thế kỷ XX, tư tưởng của Mác vẫn là tư tưởng của thế kỷ XXI, loài người sẽ không có tương lai nếu không có tư tưởng của Mác.

Điều mà kẻ thù mong muốn là loại bỏ chủ nghĩa xã hội cả về phương diện lý luận và thực tiễn. Cuộc sống đã minh chứng sức sống và sư phát triển của chủ nghĩa xã hội không gì ngăn cản được. Những cuộc khủng hoảng, những khó khăn, trở ngại đã và có thể diễn ra, nhưng xu thế phát triển của tư tưởng, nhận thức cũng như triển vọng thực tế của xã hội chủ nghĩa vốn bắt nguồn từ sự vận động khách quan, có tính quy luật của lịch sử xã hội là không thể đảo ngược, trước hết là những thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào..., sự phục hồi của nhiều Đảng Cộng sản ở Liên Xô trước đây và ở Đông Âu, sự thắng lợi của cánh tả ở nhiều nước càng chứng minh nhận định trên.

Cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận đang diễn ra quyết liệt. Trách nhiệm của những người cộng sản lúc này, nhất là giới lý luận mácxít là phải chủ động tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn hiện nay./.

Nguyễn Xuân Hằng - Khoa Nhà nước và Pháp luật

các tin khác