Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Thành tựu sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 25 khoá IX của Ban Chấp hành Trung ương đảng, về công tác tôn giáo ở huyện Châu Phú, An Giang.

09:36 06/08/2018

Ngày 12 tháng 3 năm 2003 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Nghị quyết đã đưa ra 5 quan điểm của Đảng ta đối với tôn giáo:
1- Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
2- Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
3- Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền và nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4- Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
5- Vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Châu Phú là huyện nông nghiệp, có diện tích tự nhiên 451,01 km2, dân số khoảng 246.296 người, về hành chính huyện có 12 xã 01 thị trấn; tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ồn định; sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của huyện, giao thông thuận lợi, xây dựng được nhiều chợ và khu thương mại để phát triển mạnh dịch vụ, giao lưu hàng hóa. Đời sống Nhân dân ổ định và luôn tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích cực lao động sản xuất, tham gia giữ gìn an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ quốc, thực hiện tốt phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng  Nông thôn mới. Tuy nhiên do tình hình giá cả vừa qua của các mặt hàng nông, thủy sản không ổn định; tình trạng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả; thực phẩm bẩn... chưa được kiểm soát đã tác động ít nhiều đời sống và tinh thần của một bộ phận người dân. 
Trước những tình hình trên, dưới sự lãnh sáng suốt của Huyện uỷ và công tác tham mưu tích cực của Ban chỉ đạo công tác tôn giáo việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 25-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX; hơn 15 năm qua Châu Phú đạt được những kết quả đáng kể.
 Là huyện có đa số đồng theo tôn giáo (98,60%); Châu Phú hiện có 15 cơ sở thờ tự, 114 chức sắc và 236.049 tín đồ. Trong đó, Phật giáo 09 cơ sở với 97.895 người theo đạo chiếm tỷ lệ 39,94 %; Công giáo 01 1.340 với người theo đạo chiếm tỷ lệ 0,55%; Cao đài Tây Ninh vớii 2.862 người theo đạo chiếm tỷ lệ 1,17 %; , PGHH với 132.923 người theo đạo chiếm tỷ lệ 54,23 %; Hồi giáo với 011.029 người theo đạo chiếm tỷ lệ 0,42 %; và 5.620 người đạo khác, chiếm tỷ lệ 2,29 %. Phần lớn chức sắc, chức việc, tín đồ đều hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, từ đó yên tâm thực hành đức tin, kết hợp hài hoà nghĩa vụ công dân và tôn giáo, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phân tích cực vào việc giữ gìn tốt trật tự an ninh ở địa phương, xây dựng quê hương giàu mạnh. 
Tiếp thu Nghị quyết 25-NQ/TW, Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 16-6-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Ban thường vụ Huvện uỷ Châu Phú đã có kế hoạch số 15-KH/HU ngày 07-7-2003 và tổ chức Hội nghị triển khai quán triệt đến các Chi, Đảng bộ, cán bộ chủ chốt các ban ngành, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và tuyên truyền sâu rộng trong nhân sĩ, trí thức, các chức sắc, chức việc tôn giáo, đoàn viên, hội viên các đoàn thể nhằm đưa Nghị quyết đi vào đời sống cán bộ, Nhân dân.
Nhìn chung, việc quán triệt, học tập Nghị quyết 25 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy đã được tiến hành kịp thời, nghiêm túc với hình thức, nội dung phong phú. Từ đó nhận thức của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở về công tác tôn giáo được nâng lên, góp phần thực hiện tốt công tác tôn giáo huyện nhà thời gian qua. Cụ thể:
Về nhận thức: Từ cán bộ đến Nhân dân đã thống nhất quan điểm “trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về công tác tôn giáo”.
Xác định rõ nội dung của công tác tôn giáo là thực hiện tốt công tác vận động quần chúng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trên cơ sở đó đã phát huy vai trò tích cực của Mặt trận các cấp, các đoàn thế nhân dân trong công tác tôn giáo, nhất là việc tham gia tuyên truyên chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vận động chức sắc, chức việc và bà con tín đố tham gia vào các cuộc vận động, các phong trào do các cơ quan đoàn thể, ngành và chính quyền địa phương phát động.
Trong thời gian quan, Huyện ủy, Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo đã xây dựng nhiều chủ trương, giải pháp nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, huy động cả hệ thống chính trị đấy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổ chức tập huấn kiến thức quốc phòng cho trên 1.000 lượt chức sắc, chức việc các tôn giáo. Tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật cho hàng ngàn lượt chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, qua đó, tín đồ các tôn giáo nâng cao ý thức gắn bó, chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Đội ngũ cán bộ, công chức có nhận thức đúng đắn khi xem xét giải quyết các vấn đề tôn giáo của các chắc sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo như là nguyện vọng của một bộ phận nhân dân; từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân và các tôn giáo. Luôn xác định việc thực hiện tốt công tác tôn giáo sẽ có tác dụng tích cực trong việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân tộc, tích cực vận động, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức tôn giáo tham gia vào Mặt trận, các đoàn thể.  
Đồng thời cấp ủy, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi để mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo đúng quy định của pháp luật, kiên quyết đấu tranh các hoạt động tôn giáo trái pháp luật. Do đó, các vi phạm trong sinh hoạt tôn giáo cơ bản được ngăn chặn kịp thời.
Về thực hiện chủ trương, chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo.
Để Nghị quyết 25 thực sự đi vào đời sống Nhân dân, Châu Phú xác định công tác tôn giáo phải hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, phát huy dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân bày tỏ tâm tư và nguyện vọng của mình, huy động sức mạnh toàn dân thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng. Từ đó đời sống vật chất, tinh thần của tín đồ và chức sắc, chức việc tôn giáo được nâng lên, việc sinh hoạt tín ngưỡng và hành đạo ngày càng thuận lợi, sinh động góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền. 
Ngoài ra địa phương còn chú trọng phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ quốc, dân tộc; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và các tôn giáo. Hàng năm, phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa truyền thống tưởng nhớ lại công lao của Quản cơ Trần Văn Thành. Quan tâm việc bổ nhiệm, tấn phong giáo phẩm cho các chức sắc tôn giáo ở địa bàn như: Tham dự lễ phong phẩm Lễ sanh Cao đài; dự khởi công xây dựng và khánh thành các cơ sở thờ tự trong địa bàn huyện; tạo điều kiện cho Ban Đại diện Phật Giáo Việt Nam huyện tổ chức lễ Phật đản hàng năm; dự Đại hội suy cử Ban Trị sự Phật Giáo Hòa Hảo xã, thị trấn và hàng năm tổ chức kỷ niệm 02 ngày lễ trọng (Đản sinh - 25/11, lễ khai sáng đạo PGHH - 18/5 al). Đến thăm nhân dịp lễ Noel hàng năm của đạo Công giáo, lễ Ramadan, Royahaji của dân tộc Chăm tại xã Khánh Hòa; Tết Chôl Chnăm Thmây, Dolta, Ooc Om Boóc của dân tộc Khơmer hằng.
Về Công tác quản lý nhà nước:
Thực hiện Nghị định số 22/2005/ NĐ-CP ngày 01/03/2005 và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo; Quyết định số 43/200/ QĐ-UBND ngày 18/03/2006 và Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 18/03/2013 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành Quy định thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thực hiện quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, địa phương đã cử 352 cán bộ huyện, xã, ấp đi dự các lớp do Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức. Đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Trị sự PGHH các xã, thị trấn mở 27 lớp bồi dưỡng giáo lý căn bản với 1.057 học viên. 
Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho đại hội toàn đạo PGHH, Huyện uỷ đã tích cực hỗ trợ Ban vận động giới thiệu những vị cao niên “chơn tu tâm đạo” yêu nước, tiến bộ vào Ban Trị sự PGHH; tạo được sự đồng thuận, phấn khởi trong quần chúng nhân dân có đạo. Từ đó tổ chức đạo của PGHH được củng cố và phát triển. Hiến chương của Đạo được sửa đối theo hướng thông thoáng hơn; các hoạt động đạo sự của giáo hội phát triển đa dạng, phong phú vừa tạo được niềm tin, vừa phát huy mặt từ thiện xã hội tích cực của tín đồ đối với đời sống xã hội với tinh thần “vì đạo pháp, vì dân tộc”. 
Mối quan hệ giữa chính quyền và các tôn giáo và tín đồ luôn thân thiện, cởi mở, tin tưởng lẫn nhau. Phát huy các giá trị văn hóa, nhân tố tích cực trong tôn giáo, tín ngưỡng. Các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, tiến bộ “tốt đời, đẹp đạo” góp phần vào các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, từ thiện nhân đạo theo quan điểm tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
Song song địa phương còn tạo điều kiện cho chuyển mục đích sử dụng đất chùa Đông An tự, xã Bình Thuỷ (PGHH); xử lý vấn đề đất đai có liên quan Chùa Phước Ân; làm việc với bà Dương Thị Hồng Thúy, ấp Khánh Bình, xã Khánh Hòa về việc xây dựng nơi thờ tự dòng họ trái phép trước cổng Thánh thất Cao Đài; làm việc với Ban quản lý Miếu Quan đế xã Mỹ Đức về việc xin lại khu đất Hợp tác xã Đức Thành…và đã chủ động ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền trái pháp luật của bọn lợi dụng tôn giáo.
Thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước và đề án “tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triến kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiêu số”... Thời gian qua có hàng trăm Đoàn khách nước ngoài và nhiều to chức NGO đến tham quan, du lịch và triển khai dự án trên địa bàn. Nhìn chung hoạt động của các Đoàn khách đến địa bàn đều được bô trí tiếp và hướng dẫn hoạt động đúng theo đường lối đối ngoại.
Nhìn chung, tình hình hoạt động trong các tôn giáo trên địa bàn tuy từng lúc, từng nơi có diễn biến phức tạp, nhưng với quyết tâm cao của địa phương đã huy động cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tôn giáo, từ đó đã tăng cường sự đoàn kết trong đồng bào các tôn giáo, mỡ rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy được tình thần yêu nước, hạn chế và loại bỏ các nguyên nhân, điều kiện để các thể lực thù địch lợi dụng chống phá.
Về công tác vận động, tập hợp quần chúng, xây dựng lực lượng chỉnh trị trong vùng đồng bào có đạo.
Hiện nay địa phương đã có nhiều vị chức sắc, chức việc tôn giáo là Đại biểu HĐND và thành viên Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, huyện, xã. Ngoài ra còn giới thiệu các vị có uy tín, châm tu tâm đạo vào các tổ chức tôn giáo. Nhiều tín đồ tiến bộ đang là nòng cốt trong các tổ chức tôn giáo, trong các phong trào xã hội từ thiện, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. 
Các mô hình như: “Dòng họ hiếu học”, “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, “Toàn dân tự quản về vệ sinh môi trường”, “xây dựng hành lang giao thông thông thoáng, mỗi nhà làm hàng rào, cây xanh, cột cờ thăng tắp”, “Hiến máu nhân đạo”, “Cất nhà đại đoàn kết”, “nhà 167”, hiến đất xây dựng nghĩa địa nhân dân, sửa chữa, xây dựng mới cầu đường giao thông nông thôn ngày một tăng. Tổng giá trị của các hoạt động từ thiện xã hội từ năm 2003 đến nay là hàng trăm tỷ đồng. Nhìn chung, hầu hết các hoạt động trên đã góp phần cùng Đảng, Nhà nước thực hiện tốt chương trình mục  tiêu quốc gia “Xây dựng nông thôn mới”.
Về tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo
Để thuận lợi cho công tác tôn giáo, năm 2004 huyện đã thành lập phòng tôn giáo- dân tộc; đến năm 2008 thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP của Chính phủ, huyện đã chuyển bộ phận Tôn giáo về Phòng Nội vụ. Bện cạnh huyện còn thành lập Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo có 09 đồng chí và Tổ giúp việc cho Ban Chỉ đạo 04 đồng chí.
Mỗi xã, thị trấn đều phân công đồng chí phó Chủ tịch phụ trách Văn hóa - xã hội phục trách công tác tôn giáo và bố trí cán bộ Nội vụ xã phụ trách tôn giáo, dân tộc theo tinh thần Quyết định 54/2010/QĐ-UBND ngày 09/10/2010 của UBND tỉnh An Giang. Hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn trong và ngoài tỉnh cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị và cán bộ làm công tác tôn giáo đã tích luỹ được kinh nghiệm nhằm đảm bảo về mặt nhận thức, nghiệp vụ quản lý tôn giáo và kỹ năng vận động. Nhờ đó mà hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo của địa phương từng bước được kiện toàn, Nhìn chung
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 25 về công tác tôn giáo, nhận thấy chủ trương của Đảng đối với tôn giáo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp và tạo sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ khi có pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động của các tôn giáo đi dần vào ổn định; mối quan hệ giữa chính quyền với các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo ngày càng gần gũi, thân thiện. Các thủ tục hành chính để giải quyết nhu cầu sinh hoạt tôn giáo được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Sự tin tưởng của tín đồ, chức sắc, chức việc vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta không ngừng tăng lên. Nhất là, từng bước chuyển hóa PGHH từ một tôn giáo chịu nhiều ảnh hưởng chính trị trước đây, nay thành một tổ chức tôn giáo thuần túy. 
Đối với tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, Việc sinh hoạt tín ngưỡng và hành đạo ngày càng thuận lợi, sinh động. Qua đó đã củng cổ lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền. Hầu hết đã hoà nhập, găn bó, đoàn kết trong cộng đồng, phát huy truyền thống yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo, phấn khởi, thân thiện và tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh những thành tựu thì vẫn còn một số hạn chế như: Việc tập hợp, thu hút tín đồ tôn giáo vào các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chưa nhiều, chất lượng sinh hoạt, gắn kết với tổ chức còn thấp, việc phân tích và phản tuyên truyền với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, nhằm gây chia rẻ khối đại đoàn kết dân tộc còn hạn chế; một bộ phận tín đồ các tôn giáo còn biểu hiện tư tưởng mơ hồ; chưa tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước để góp phần phát triên kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị ở địa phương. Một số cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở về trình độ, khả năng thuyết phục, vận động tín đồ, chức sắc, chức việc tôn giáo còn hạn chế; ít kinh nghiệm thực tiễn vê công tác tôn giáo dẫn đến hạn chế việc nắm, phản ánh thông tin; còn mơ hồ, lơ là, thiếu cảnh giác trước những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động của các tôn giáo. chưa sâu sát địa bàn và gắn bó với nhân dân. Cán bộ làm công tác tôn giáo chưa hiểu sâu về đường hướng hành đạo của từng tôn giáo, phong tục, tập quán của dân tộc, từ đó công tác tuyên truyền đôi lúc thiếu tính thuyết phục.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về Tôn giáo phân định chưa rõ ràng, cơ chế phối hợp chưa cụ thế, chưa rõ thẩm quyền của từng cơ quan.
Công tác phối họp với các ngành liên quan từng lúc, từng nơi chưa chặt chẽ, buông lỏng sự quản lý, hoặc xử lý nóng vội, hay xem nhẹ về tình hình hoạt động của tôn giáo
Các hoạt động lợi dụng tôn giáo, mê tín dị đoan, đi hành hương và cầu nguyện đông người, “biến gia thành tự”, truyền đạo trái phép, phát tán tài liệu tôn giáo ngoài luồng vẫn còn xảy ra; xu hướng “phô trương thanh thế”, phát triển tín đồ đang mở rộng.
Từ kết quả trên công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Châu Phú cần tập trung một số vấn đề có tính giải pháp sau:
Thường xuyên quán triệt Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về tôn giáo. Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt đọng tôn giáo phải được thực hiện thường xuyên. Các ngành chức năng của huyện kết hợp với địa phương thực hiện công tác vận động quần chúng, hướng dẫn, giải thích cho chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo hiểu rõ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần giúp các hoạt động tôn giáo đúng theo Hiến chương và pháp luật. 
Nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, phát huy dân chủ, tạo sự đồng thuận xã hội, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức học tập, quán triệt thống nhất đến tận các chi, đảng bộ, các cấp, các ngành; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc, chức việc tôn giáo, dân tộc; sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, giải quyết kịp thời những nhu cầu chính đáng của nhân dân, của các tôn giáo, dân tộc tạo sự tin cậy, gần gũi, thân thiện trong quan hệ sẽ mang lại kết quả cao hơn.
Quan tâm xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác, bố trí cán bộ làm công tác vận động quần chúng, công tác tôn giáo, dân tộc phù hợp khả năng, có uy tín, nhiệt tình và kinh nghiệm hoạt động, xây dựng, phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ và lực lượng nòng cốt trong đồng bào dân tộc, tôn giáo sẽ góp phần thực hiện tốt các chính sách, pháp luật, đảm bảo ốn định chính trị - xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnhễ
Giáo dục ý thức cảnh giác chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, ý thức chấp hành pháp luật. Theo dõi nắm bắt kịp thời dư luận, tâm tư, nguyện vọng của quần chúng các giới về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các tình huống liên quan đen an ninh chính trị, tôn giáo để chủ động phản ánh, giải quyết kịp thời, không để tích tụ mâu thuẩn, khiếu kiện đông người.
Tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ làm công tác tôn giáo phù hợp với khả năng nhiệm vụ; xây dựng lực lượng nòng cốt, bồi dưỡng những nhân tố tích cực, ưu tú trong tôn giáo để phát triển Đảng. Đối với các chức sắc tôn giáo tạo điều kiện để đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên, việc sinh hoạt tín ngưỡng và hành đạo ngày càng thuận lợi, sinh động là nền tảng củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền. Hứng các tín đồ, chức sắc, chức việc và giáo dân hoà nhập, gắn bó, đoàn kết trong cộng đồng, phát huy truyền thống yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo, phấn khởi, thân thiện và tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chấp hành tốt pháp luật Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Qua hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 25 của Đảng  về công tác tôn giáo, những kết quả đạt được rất quan trọng, khẳng định chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước là đúng đắn và phù hợp với đường lối phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Công tác tôn giáo trong thời gian tới đòi hỏi cấp ủy, chính quyền, Mật trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt những quan điểm, nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết; nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo; tham mưu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Tập trung củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ngày càng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đổi mới phát triển của đất nước./.
* Tài liệu tham khảo:
1. Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2018. 
2. Nghị quyết số 25-NQ/TW (khóa IX) về công tác tôn giáo.
3. Văn kiện Đại hội MTTQ Việt Nam huyện Châu Phú lần thứ IX, nhiệm kỳ 2014-2019
4. Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo năm 2017 và nhiệm vụ công tác năm 2018 của Ban Tôn giáo - An Giang.

Trần Vũ Minh - Khoa Dân vận

Responsive image
 

 

các tin khác