04:44 27/10/2017
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới đương đại. Đây là thành tựu chung của văn minh nhân loại, chứ không phải là sản phẩm mang tính đặc thù của chủ nghĩa tư bản, việc áp dụng và thực hiện mô hình kinh tế thị trường trên thế giới rất đa dạng và phong phú. Các nước tư bản phát triển mô hình KTTT đã trãi qua nhiều giai đoạn, biến đổi tiến hóa theo thời gian cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, sự rút ngắn về thời gian đã được phát triển nhanh trên một số lĩnh vực điện tử kết nối Internet với vạn vật. Vì vậy mô hình KTTT của các nước có sự biến đổi, thích nghi để tồn tại và phát triển.
Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đổi mới nền KT nước ta, trước hết đổi mới tư duy về KT, chuyển từ nền KT kế hoạch hóa tập trung sang mô hình KT nhiều thành phần, đa sở hữu. Đây là bước ngoặc lớn cho sự phát triển nền KT nước ta cũng là tiền đề để đi đến nền KTTT định hước XHCN ngày nay.
Quá trình thực hiện đổi mới tư duy về KT đã được tổng kết tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX sau 15 năm đổi mới (từ Đại hội VI, Đại hội VII và Đại hội lần thứ VIII) đảng ta luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH của nước ta. Đại hội lần thứ IX đảng ta khẳng định: “phát triển nền KTTT định hướng XHCN coi đó là đường lối chiến lược nhất quán trong suốt thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam”. Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam là mô hình KT tổng quát trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam là giai đoạn lịch sử của các yếu tố xã hội đang phát triển từng bước, đi từ thấp đến cao quá trình này có sự tồn tại đang xen của nhiều yếu tố của các thành phần kinh tế rất phức tạp làm cho chúng ta khó xác định, nhận biết thời gian, bước đi của các bậc thang tiến lên CNXH để xác định giai đoạn kết thúc của thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Đại hội lần thứ XI đảng ta xác định mục tiêu, phát triển nền KTTT định hướng XHCN là một trong những phương hướng cơ bản xây dựng trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam. Đại hội cũng làm rõ nội hàm, mục tiêu KTTT định hướng XHCN: “nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền KT hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Đại hội lần thứ XII có bước phát triển về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta:
Nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền KT vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật KTTT, đồng thời bảo đảm định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của KTTT định hướng XHCN ở nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển KTTT của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền KT thế giới, vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến. Định hướng XHCN của nền KT được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của đảng và sự quản lý của nhà nước, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
Nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta vừa tuân thủ theo quy luật KTTT, vừa dẫn dắt chi phối nền KT vừa thể hiện bản chất của CNXH, KTTT định hướng XHCN khác với bản chất KTTT TBCN. Bản chất KTTT định hướng XHCN được thực hiện: có hệ thống pháp luật, thể lệ quy định của nhà nước và các chủ thể KT tham gia thị trường được xây dựng vận hành và hoạt động sau cho vừa đảm bảo đạt hiệu quả KT cao vừa đảm bảo thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn. Mô hình KTTT định hướng XHCN bao giờ cũng gắn bó hữu cơ với những bộ phận cấu thành phương thức sản xuất đang phát triển theo định hướng XHCN, có QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thực tiễn sau 30 năm đổi mới Quối hội 3 lần sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp gần nhất năm 2013 Quốc hội ban hành trên 150 bộ luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành trên 70 pháp lệnh trong Hiến pháp được thể hiện rõ: mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm (điều 33)... Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa (điều 51). Nền KTTT định hướng XHCN biểu hiện tập trung nhất và thướt đo cơ bản nhất của nền KTTT định hướng XHCN là QHSX:
- Trong QHSX thì vấn đề sở hữu là quan trọng nhất, nhạy cảm nhất có ý nghĩa sống còn đối với mọi chế độ chính trị, trong nền KTTT định hướng XHCN cần phân định các loại sở hữu và các thành phần KT, đây là một công cụ rất quan trọng trong thực thi lãnh đạo quản lý nền KT có phân định chúng ta mới thấy được tỉ trọng của mỗi loại hình sở hữu của mọi thành phần KT trong nền KT quốc dân. Từ đó có giải pháp xác hợp hữu hiệu trong quản lý, Lãnh đạo.
QHSX về tổ chức quản lý: trong nền KTTT định hướng XHCN phải đảm bảo gắn kết 3 yếu tố cơ bản đó là:
Một là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, cương lĩnh xây dựng đất nước, chiến lược phát triển KTXH, phản ánh đúng xu thế khách quan phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Hai là, sự quản lý điều hành phù hợp, có hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân, vì dân, hệ thống pháp luật đồng bộ phản ánh đúng ý đảng lòng dân...
Ba là, vai trò làm chủ của nhân dân lao động thực sự được phát huy thông qua quyền hạn trách nhiệm và lợi ích của họ, đối với những TLSX thuộc sở hữu cá nhân...
Ba yếu tố trong tổ chức quản lý nền KTTT định hướng XHCN có sự gắn kết nhằm đi đến thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
QHSX về phân phối trong nền KTTT định hướng XHCN:
- Đề cao nguyên tắc phân phối theo lao động và các nguồn lực khác đầu tư vào SX kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi XH để giải quyết chênh lệch trong thu nhập không bị hố ngăn cách quá xa, đó là thể hiện tính ưu việt của chế độ.
- Định hướng trong phân phối nhà nước luôn tạo mọi điều kiện cho người lao động có công ăn việc làm ổn định, gắn bó với công việc đang làm đem lại nguồn thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống, khắc phục khó khăn, trông chờ, ỷ lại vào sự cứu trợ của nhà nước và xã hội.
- Để phát triển nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta đi đúng hướng, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII đề ra đảng đã tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn trãi qua 30 năm đổi mới từ 1986-2016 thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta là nền KTTT định hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền KT vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của KTTT đồng thời đảm bảo định hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, là nền KTTT hiện đại và hội nhập quốc tế có sự quản lý của nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đại hội lần thứ XII về nền KTTT định hướng XHCN được thể hiện.
- Tính hiện đại và hội nhập quốc tế có chọn lọc những thành tựu 30 năm đổi mới có Hiến pháp, hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và các yếu thị trường...gắn kết với nền KT thế giới và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
- Tính định hướng XHCN: được nhất quán xác lập thông qua sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước lấy con người làm trung tâm vì mọi người và do con người, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, ngay trong từng bước và từng chính sách XH.
- Có thể khẳng định nền KTTT định hướng XHCN có QHSX tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của LLSX có nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần KT trong đó KT nhà nước giữ vai trò chủ đạo KT tư nhân là động lực quan trọng của nền KT. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ V của Đại hội lần thứ XII thể hiện rõ quan điểm của đảng, có thể nói đó là sự đổi mới lần thứ II sau lần đổi mới lần thứ I tháng 12 năm 1986 của Đại hội VI. Đó là quá trình đổi mới toàn diện xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần VI.
2. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần IX.
3. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần XI.
4. Văn kiện Nghị quyết Đại hội lần XII.
5. Nghị quyết Hội nghị Trung ương V
6. Hiến pháp năm 2013.
CN. Quách Văn Phát - Phòng Đào tạo