Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Nghệ thuật đấu tranh Chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

03:16 14/06/2019

 Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chính trị là mặt mạnh nhất, mạnh tuyệt đối của ta, là mặt yếu nhất của kẻ thù. Phong trào đấu tranh chinh trị dồn dập tiến công địch từ nhiều phía trên cả ba vùng chiến lược được hình thành sớm (từ tháng 07 – 1954, mở đầu bằng những cuộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ), phát triễn cực kỳ phong phú, sáng tạo về tổ chức, phương pháp và hình thức đấu tranh. Có những cao trào bùng lên mạnh mẽ, nhất là cao trào phá ấp chiến lược, chống phá các chương trình bình định ở các vùng nông thôn đông dân đồng bằng sông cửu long và đồng bằng khu 5, cao trào đấu tranh của công lao động và học sinh, sinh viên, phật tử trong các thành phố lớn ở miền nam như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.

Như vậy đấu tranh chính trị là gì? Lực lượng chính trị xuất phát từ đâu? Và nghệ thuật đấu tranh chính trị được thể hiện như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Đấu tranh chính trị là hình thức đấu tranh cơ bản của chiến tranh nhân dân. Tập hợp mở rộng và củng cố các tổ chức quần chúng, xây dựng và phát triển các lực lượng chính trị, tổ chức và lãnh đạo nhân dân đấu tranh với các hình thức và qui mô phù hợp, để phù hợp với đấu tranh quân sự chống địch ở khắp nơi, làm cho địch phải phân tán lực lượng để đối phó. Phối hợp những cuộc tiến công chính trị của quần chúng với binh, địch vận, đánh vào tinh thần và tổ chức của địch tạo nên những suy yếu, rã rời từ ngay trong hàng ngũ của địch. Xây dựng cơ sở quần chúng, tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự phát triển.

Lực lượng chính trị là một lực lượng tiến hành đấu tranh chính trị.  Nó phát triển từ những cuộc đu tranh vì dân sinh, dân chủ đến làm tan rã từng bộ phận ngụy quân, ngụy quyn nhất là ở cơ sở, từ lẻ tẻ đến cao trào, vừa đấu tranh độc lập vừa kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự và binh vận, địch vận trên cả ba vùng chiến lược.

Nghệ thuật đấu tranh chính trị là nghệ thuật vận dụng quy luật đấu tranh chính trị trong chiến tranh để thực hiện và phát huy hiệu lực của chiến lược tổng hợp. Nó thể hiện sinh động sự kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự, kết hợp ba mũi giáp công nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp lớn nhất của chiến tranh nhân dân miền nam. Đánh bại mọi âm mưu quân sự, chính trị của địch, đánh thắng sức mạnh hùng hậu của đế quốc Mỹ.

Nghệ thuật đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam thể hiện tập trung trên mấy vấn đề chính sau:

Một là, tổ chức và sử dụng lực lượng chính trị - lực lượng của quần chúng cách mạng – nồng cốt là đội quân chính trị có tổ chức trong các cuộc đấu tranh chính trị từ thấp đến cao, từ lẻ tẻ đến tập trung cả về mặt chiến lược, chiến dịch (trong các đợt đấu tranh hoặc chiến dịch tổng hợp) và ở cở sở xã, ấp, đường phố. Đặc biệt, đội quân tóc dài là hình thức tổ chức lực lượng xung kích đấu tranh trực diện với địch từ những ngày Đồng khởi, tiêu biểu cho truyền thống đấu tranh kiên nghị, thông minh của phụ nữ Nam Bộ. Nét đặc trưng của đội quân tóc dài là được tổ chức thành đội ngủ chặt chẽ, có lực lượng tiến công ở phía trước, lực lượng dự bị để tăng viện, lực lượng hậu cần ở phía sau. Có thể coi đây là “Một binh chủng đặc biệt” trong đấu tranh chính trị với địch, một sáng tạo độc đáo của đồng bào miền Nam trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ. Trong các thành thị miền Nam, lực lượng nồng cốt của phong trào là công nhân lao động, học sinh, sinh viên. Đông đảo các tầng lớp khác như chị em tiểu thương trong các chợ, đồng bào các tôn giáo, nổi nhất là Phật giáo, nhà giáo, trí thức, ký giã, tư sản dân tộc, những người có quyền lợi mâu thuẫn ở nhiều mức độ khác nhau với ngụy quyền Sài Gòn đã tham gia phong trào hình thành một mặt trận liên hiệp hành động rộng rãi. Học sinh, sinh viên và phật tử là một lực lượng đông và mạnh, thường giữ vai trò “ngòi pháo’’ và xung kích trong các cuộc đấu tranh chính trị đô thị.

Hai là, lập thế trận đấu tranh chính trị sâu rộng trên cả ba vùng chiến lược, đẩy mạnh các cuộc đấu tranh ở các thành thị, các thành phố lớn, nơi tập trung cơ quan đầu não chính trị và quân sự của địch, làm cho “hậu phương”của chúng thường xuyên mất ổn định; tận dụng thế mạnh chính trị của cách mạng ở vùng nông thôn, trọng điểm là các vùng đông dân, thực hiện ba bám ( Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch), “một tất không đi, một li không rời” luôn gắn chặt với thế trận quân sự phát huy thế tiến công chính trị để chống phá các kế hoạch bình định, vô hiệu hóa bộ máy kiềm kẹp của địch và các biện pháp khống chế, kiểm soát của chúng; tạo thời cơ cho từng cuộc đấu tranh và tranh thủ tận dụng thành quả do thắng lợi quân sự mở ra để tổ chức những cuộc đấu tranh làm mất ổn định “hậu phương” của địch; phố hợp với những cuộc tiến công quân sự tại chổ hoặc ở địa bàn có liên quan, khuếch trương thắng lợi của đòn tiến công quân sự (trong các chiến dịch tổng hợp, các cuộc tiến công chiến lược)

Ba là, vận dụng các hình thức đấu tranh hợp pháp, nữa hợp pháp và bất hợp pháp, đấu tranh có lý có lẽ, vừa tiến công địch vừa có khả năng tự vệ và đứng vững khi địch khủng bố đàn áp hoặc lừa phỉnh, lôi kéo. Phát huy hiệu quả của từng hình thức để huy động và tập hợp quần chúng, đưa họ vào các cuộc đấu tranh để tập dượt họ tham gia từ thấp đến cao. Kết hợp đấu lý với đấu lực, phân hóa và cô lập kẻ địch. Hình thức đấu tranh này phát triển cực kỳ phong phú, đa dạng. Mỗi lực lượng, mỗi giới, mỗi tầng lớp, thành phần trong nhân dân điều có những hình thức đấu tranh sáng tạo, phù hợp với so sánh lực lượng từng lúc ở từng địa bàn đấu tranh. Công nhân lao động có hình thức đình công, bãi công; giới buôn bán thì không hợp chợ, đòi giảm thuế, bảo vệ hàng nội địa… Sinh viên, học sinh dùng những hình thức hội thảo, bãi khóa, đốt lữa truyền thống “đêm không ngủ”, mít tinh, biểu tình ngồi, biểu tình bằng xe gắn máy, tuyệt thực, đánh lại cảnh sát, đốt xe Mỹ, v.v…Đấu tranh của phật tử có các hình thức: hội thảo, thuyết pháp, cầu siêu, biểu tình ngồi, khiêng bàn thờ Phật ra đường làm vật cản, xô xát với cảnh sát đỉnh cao là tự thiêu, nêu cao khẩu hiệu đòi hòa bình, đòi Mỹ cút về nước, đòi bình đẳng giữa các tôn giáo. Ở các vùng nông thôn hình thức đấu tranh chống lập ấp chiến lược, chống phá chương trình bình định phát triển sôi động, cao nhất là hình thức đấu tranh bằng ba mũi giáp công.

Tóm lại, nghệ thuật đấu tranh chính trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam đã phát triển đến trình độ rất cao với những nét sáng tạo độc đáo. Nó chịu sự chi phối của quy luật chung của chiến tranh nhân dân miền Nam là tiến công và nỗi dậy để đánh bại quân thù. Nó phối hợp và hỗ trợ cho đấu tranh vũ trang, tăng thêm sức mạnh và hiệu lực của nghệ thuật quân sự. Nó phát triển vô cùng phong phú, phát huy hiệu lực chiến lược lớn, là động lực thúc đẩy tiến trình của các giai đoạn cách mạng và góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cách mạng và kháng chiến. Nghệ thuật đấu tranh chính trị của ta góp phần tích cực vào việc làm phong phú thêm lý luận chiến tranh nhân dân Việt Nam trong thời đại mới.

           * Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Ngô Đăng Tri, Tiến trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2016), NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2016.

2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2018

         3. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước – thắng lợi và bài học, NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2015.

Đỗ Ngọc Qui - Phòng Đào tạo

các tin khác