Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Ký ức người thầy đầu tiên

10:05 17/09/2019

 Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20/11 ở nước ta. Đây là ngày hội của ngành giáo dục, ngày nhà giáo được xã hội “Tôn sư trọng đạo”. Nhằm tôn vinh những người công tác trong ngành giáo dục.

Trong những ngày này các học trò thường đến tặng hoa, và biếu quà cho các thầy cô để biểu hiện lòng biết ơn của mình. Hôm nay ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2019. Lòng tôi lại nao nức nhớ về một người thầy đầu tiên tôi đi học. Thuở còn ấu thơ, chắc ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm âu yếm nhất, nhưng không! Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, từ khi cấp sách đến trường thì chúng em mới nhận ra rằng: ngoài gia đình có ông bà, cha mẹ cho ta tình cảm mà còn có người cho ta một tình cảm đặc biệt đó là thầy, cô dành cho chúng ta. Người thầy đầu tiên khi tôi bước vào lớp với cái tuổi non nớt của cậu học trò nhỏ, như con chim non chập chững tập bay. Một buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại nhiều lần nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ, cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn. Hôm nay tôi đi học, tôi không còn ra đồng thả diều, tát ao bắt cá như chúng bạn cùng trang lứa, trong chiếc áo sơ mi trắng ngắn tay với chiếc quần ngắn màu đen tôi cảm thấy mình đứng đắn và trang trọng hơn nhiều, một chiếc cặp với hai quyển vở mới ở trên tay tôi bắt đầu thấy nặng. Trước sân trường làng quê tôi đầy đặc sắc cả người. Người nào áo quần cũng tươm tất vui vẻ gọi tên nhau; khi tiếng chuông reo của trường tất cả các học trò nhỏ đều chạy đến vị trí của lớp để xếp hàng bước vào phòng học, một ông giáo già đeo mắt kình trắng đọc tên từng bạn, tôi cảm thấy như quả tim ngưng đập, tôi quên cả mẹ đang đứng kề bên tôi thế là tôi được vào lớp 5 (lớp 1 ngày nay). Thầy bảo các em phải chăm học ngoan ngoãn để thầy được vui, cha mẹ được vui lòng các em có đồng ý không! Cả lớp hô to thưa thầy đồng ý ạ! Vậy là bắt đầu từ đây hai tiếng thiêng liêng thầy cô có trong tâm não tôi từ đấy. Họ là những người đã dẫn dắt chúng ta đi trên con đường đời không chỉ cho riêng mình mà cho xã hội, cho cả một dân tộc suốt hàng thế kỷ bị làm nô lệ mất nước, sống với ách thống trị của thực dân phong kiến muốn cho dân tộc ta dốt nát mù chữ dễ bề cai trị, chính người thầy đã chắp cánh ước mơ cho chúng em để đi đến. Con đường tương lai tươi sáng, giải phóng non sông đất nước, đưa dân tộc ta từ bị áp bức bóc lột, trở thành người chủ của đất nước. Người thầy giáo đầu tiên nhận thức ra điều đó không ai đó là thầy Nguyễn Tất Thành suốt 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước (từ năm 1911-1941) đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi áp bức lầm than, sưu cao thuế nặng...trở thành người chủ xã hội, người chủ đất nước. Ngay từ ngày đầu cách mạng tháng tám, Quốc Khánh 02 tháng 9 năm 1945 trước cảnh đất nước bộn bề, muôn vàng khó khăn, thù trong giặc ngoài, muốn tiêu diệt chính quyền còn non trẻ của chúng ta. Bác đã nói giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền lại còn khó hơn hoàn cảnh đất nước bây giờ như ngàn cân treo sợi tóc. Có ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm; trong đó giặc đói cướp đi 2 triệu người chết vì đói. Vì vậy Bác đề nghị mỗi người mỗi ngày nhịn ăn một bữa để cứu đói cho dân Bác tổ chức các lớp bình dân học vụ, người biết chữ dạy người không biết chữ, Bác nói một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, vì vậy phải sớm xóa mù cho dân.

              Ý nghĩa người thầy rất cao cả, mọi người vẫn thường nói thầy, cô là người lái đò đưa học sinh là tương lai của đất nước, khi một năm học kết thúc là chuyến đò đã cập bến, có lẽ trong chuyến đò đó có biết bao điều thú vị nhưng cũng biết bao khó khăn thử thách vui, buồn bất ngờ nhưng chính thầy, cô tận tình chèo lái con đò vượt qua bao sóng gió để đưa còn đò cập bến để chúng em đến bờ vinh quang của Tổ quốc.

Quách Văn Phát - Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

các tin khác