Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Tình hình giảng dạy thực nghiệm tập bài giảng “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang (1986 - 2020)” - Thực trạng và giải pháp

05:45 25/07/2023

ThS. Dương Xuân Dũng

Trưởng Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học

 

Tóm tắt: Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang (1986 - 2020) là tập bài giảng gồm 7 chuyên đề thuộc đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh do tiến sĩ Hồ Ngọc Trường làm chủ nhiệm. Qua quá trình tổ chức giảng dạy thực nghiệm ở 7 lớp Trung cấp lý luận chính trị thuộc Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 500 phiếu đối với học viên. Đa số đều thống nhất với kết cấu, nội dung các chuyên đề. Tuy nhiên, qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề đặt ra cần quan tâm để biện soạn, hoàn thiện tập bài giảng.

Từ khóa: Tập bài giảng; thực tiễn; kinh nghiệm.

Đề tài “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang (1986 - 2020) được thực hiện nhằm biên soạn, hoàn thiện Tập bài giảng phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho giảng viên và học viên chương trình Trung cấp lý luận chính trị theo Quyết định số 07b-QĐ/HVCTQG ngày 02/01/2020 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc triển khai Đề án Đổi mới nội dung chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở (hệ Trung cấp lý luận chính trị).

1. Tình hình giảng dạy thực nghiệm Tập bài giảng

Qua hai lần hội thảo khoa học, nhóm nghiên cứu đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, nhà khoa học và biên soạn 7 chuyên đề. Để có góc nhìn đa chiều, nhóm nghiên cứu đã tổ chức giảng dạy thực nghiệm nhằm tiếp thu ý kiến từ phía người học. Qua tổ chức triển khai 500 phiếu khảo sát từ 7 lớp thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận những kết quả cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 59,4% người học Đồng ý chuyên đề đã đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, làm rõ đặc điểm truyền thống văn hóa, truyền thống lịch sử cách mạng của An Giang; quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ tỉnh An Giang, trong đó tập trung giai đoạn (1986 - 2020): Đối với mức độ rất đồng ý chiếm 43,8%, tương đối đồng ý chiếm 1,4% và rất không đồng ý chiếm 0,2%; Khả năng đáp ứng được mục tiêu về kỹ năng rèn luyện cho học viên năng lực nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn nhằm phục vụ thiết thực trong quá trình phát triển của địa phương: Tập trung ở mức đồng ý chiếm 53%, rất đồng ý chiếm 43,1%, tương đối đồng ý chiếm 22,6%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Đáp ứng được mục tiêu về tư tưởng nâng cao lòng tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo, quản lý của Đảng và Chính quyền, Nhân dân An Giang, từ đó góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng bộ tỉnh trong sạch vững mạnh: Tập trung ở mức đồng ý chiếm 50,3%, rất đồng ý chiếm 47%, tương đối đồng ý chiếm 1,1%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Chuyên đề khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; truyền thống lịch sử, văn hóa của An Giang một cách chính xác, đầy đủ, khách quan: Tập trung ở mức đồng ý chiếm 50,8%, rất đồng ý chiếm 44,7%, tương đối đồng ý chiếm 2,9%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Chuyên đề cung cấp đầy đủ thông tin về sự ra đời của tổ chức đảng và quá trình phát triển của Đảng bộ An Giang qua các thời kỳ, trong đó tập trung phân tích, làm rõ giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020: Tập trung ở mức Đồng ý chiếm 51,9%, rất đồng ý chiếm 45,6%, tương đối đồng ý chiếm 0,9%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Chuyên đề thể hiện được bài học rút ra qua quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang: Tập trung ở mức đồng ý chiếm 51,9%, rất đồng ý chiếm 44,7%, tương đối đồng ý chiếm 1,8%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Giải pháp lãnh đạo phát triển tỉnh An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 bám sát đường lối, chủ trương của Đảng bộ Tỉnh: Tập trung ở mức Đồng ý chiếm 52,1%, rất đồng ý chiếm 43,3%, tương đối đồng ý chiếm 2,9%, rất không đồng ý chiếm 0,2%; Chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, tổng kết lý luận sát với thực tiễn của tỉnh, đảm bảo tính khách quan và khoa học: Tập trung ở mức đồng ý chiếm 54,2%, rất đồng ý chiếm 42,2%, tương đối đồng ý chiếm 2,3%; rất không đồng ý chiếm 0,2%.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Có 35,7% người học đánh giá mức đồng ý cho rằng chuyên đề còn mang tính hàn lâm, chưa cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu mới và 49,9% đánh giá chuyên đề nên bổ sung thêm hình ảnh, biểu đồ.

Như vậy, các tiêu chí đặt ra ở chuyên đề 01 tập trung ở mức đồng ý. Chuyên đề đã đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bên cạnh, người học mong muốn ở chuyên đề này được cung cấp thêm phim tư liệu về lịch sử An Giang và giải thích thêm nội dung sau khi Mỹ xóa lệnh cấm vận Việt Nam 1995 thì tỉnh ta có những chuyển biến như thế nào? Cần tăng thêm thời gian giảng dạy của chương trình.

Chuyên đề 2: Tình hình, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo Quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 56,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý khả năng đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, làm rõ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh An Giang (1986 - 2020) và quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Bên cạnh đó, 40,9% đánh giá mức rất đồng ý và 1,6% tương đối đồng ý;  54,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý khả năng đáp ứng được mục tiêu về kỹ năng giúp học viên vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác và công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, 41,1% đánh giá mức rất đồng ý và 3,4% tương đối đồng ý;  55,1% học viên đánh giá mức độ đồng ý khả năng đáp ứng được mục tiêu về tư tưởng nhận thức đúng và có ý thức bảo vệ những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Nâng cao bản lĩnh chính trị, có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển tỉnh: 42,2% đánh giá mức rất đồng ý và 1,4% tương đối đồng ý; 54,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý nội dung chuyên đề đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh An Giang và mục tiêu, giải pháp phát triển đến năm 2025 khách quan và khoa học. Bên canh đó, có 42,2% đánh giá mức rất đồng ý và 23,3% tương đối đồng ý; 52,1% học viên đánh giá mức độ đồng ý nội dung chuyên đề đánh giá được kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh An Giang từ năm 1986 đến nay. Bên cạnh đó, có 43,6% đánh giá mức rất đồng ý và 2,7% tương đối đồng ý.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Có 33,9% học viên đánh giá đồng ý về nội dung chuyên đề chưa cập nhật đầy đủ thông tin, số liệu mới và 51,2% đánh giá mức đồng ý chuyên đề nên bổ sung hình ảnh, biểu đồ.

Như vậy, đánh giá các tiêu chí đặt ra ở chuyên đề 02 tập trung ở mức đồng ý. Chuyên đề đã đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đồng thời, người học mong muốn tăng thêm thời gian báo cáo ở chuyên đề này và phân tích rõ thêm mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh, vai trò và sự tác động qua lại lẫn nhau.

Chuyên đề 3: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 55,1% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề đáp ứng được mục tiêu về kiến thức giúp học viên nắm được công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh An Giang nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong thời kỳ mới và 42,4% rất đồng ý; 55,4% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề đáp ứng được mục tiêu về kỹ năng giúp học viên vận dụng vào công tác xây dựng Đảng ở cơ sở và hệ thống chính trị cơ sở trong sạch, vững mạnh và 43,3% đồng ý; 51,5% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề đáp ứng được mục tiêu về tư tưởng giúp học viên củng cố niềm tin, chấp hành tốt chủ trương, Nghị quyết của Đảng về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và 46,5% rất đồng ý; 55,3% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề cung cấp đầy đủ thông tin về thực trạng công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị và 42,4% rất đồng ý;  54,2% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề thể hiện được bài học rút ra qua quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh An Giang và 43,6% rất đồng ý; 47,2% học viên đánh giá mức rất đồng ý giải pháp trong chuyên đề bám sát đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh và 46,3% đồng ý; 57,3% học viên đánh giá mức đồng ý chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, tổng kết lý luận sát với thực tiễn của tỉnh, đảm bảo tính khách quan, khoa học và 40% rất đồng ý; 32,7% học viên đánh giá mức không đồng ý về nội dung chuyên đề còn nặng tính hàn lâm. Tuy nhiên, 33,6% đánh giá mức đồng ý; 50,8% học viên đánh giá mức đồng ý nên bổ sung thêm hình ảnh, biểu đồ.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Có 32,7% học viên đánh giá mức không đồng ý về nội dung chuyên đề vì còn nặng tính hàn lâm và 50,8% học viên đánh giá mức đồng ý nên bổ sung thêm hình ảnh, biểu đồ.

Như vậy, đánh giá các tiêu chí đặt ra ở chuyên đề 03 tập trung ở mức đồng ý. Chuyên đề đã đáp ứng được mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Đồng thời, người học mong muốn tăng thêm thời gian báo cáo ở chuyên đề này và bổ sung thêm hình ảnh.

Chuyên đề 4: Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ở An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 49% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề trang bị lý luận cơ bản về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới và 48,5% rất đồng ý; 51,7% đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề cập nhật kịp thời, đầy đủ tình hình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ở An Giang và 46,5% rất đồng ý; 50,6% đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề trang bị các nhóm giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ở An Giang trong thời gian tới và 46,7% rất đồng ý; 50,8% đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề giúp người học hình thành kỹ năng cơ bản trong việc nhận diện âm mưu, thủ đoạn, xác lập biện pháp cụ thể bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh An Giang và 46% rất đồng ý; 53,7% đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, chính xác, đảm bảo tính khách quan và khoa học và 44% rất đồng ý; 52,4% đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề rút ra được kinh nghiệm trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ở An Giang và 45,6% rất đồng ý.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Bên cạnh những ưu điểm, người học mong muốn trong quá trình giảng dạy giảng viên cần cập nhật các chỉ đạo của Đảng trong từng giai đoạn để truyền đạt đến học viên nắm và thực hiện không chỉ trong giai đoạn 1986 - 2020. Đồng thời, cập nhật thêm các vấn đề xuyên tạc của các thế lực thù địch để người học có kiến nghị phản bác.

Chuyên đề 5: Quê hương, con người An Giang

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 55,3% học viên đánh giá cao mức rất đồng ý nội dung chuyên đề giúp cho người học hiểu thêm về quê hương, con người An Giang đặc biệt là thân thế, sự nghiệp và những phẩm chất đạo đức sáng ngời của chủ tịch Tôn Đức Thắng và 42,7% đồng ý; 53,5% học viên đánh giá cao mức rất đồng ý nội dung chuyên đề giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam nói chung, nhân dân An Giang nói riêng và 44,9% đồng ý; 53,5% học viên đánh giá cao mức rất đồng ý nội dung chuyên đề giúp học viên vận dụng kiến thức đã học về tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và các cá nhân khác vào cuộc sống hàng ngày trong rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân, trong đối nhân xử thế với mọi người xung quanh, đối với đồng chí đồng nghiệp, đồng thời vận dụng vào trong công việc và 44,9% đồng ý; 51,7% học viên đánh giá cao mức rất đồng ý chuyên đề củng cố lập trường quan điểm cá nhân chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về cuộc đời, sự nghiệp lãnh tụ, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và 46,3% đồng ý; 51,7% học viên đánh giá cao mức rất đồng ý nội dung chuyên đề nêu được kinh nghiệm và giải pháp học tập và làm theo tấm gương của các cá nhân tiêu biểu, trong đó tập trung vào việc học tập, làm theo tấm gương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng và 47% đồng ý; 49,4% học viên đánh giá mức rất đồng ý chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, chính xác, đảm bảo tính khách quan và khoa học và 47,9% đồng ý.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Bên cạnh đó, có 46,5% học viên đánh giá mức đồng ý việc bổ sung thêm hình ảnh và bổ sung thêm các anh hùng, các đồng chí Trung ương là người An Giang như: Nguyễn Văn Hưởng, Ung Văn Khiêm; Cần thêm các doanh nhân, lão thành cách mạng có công lớn trong phát triển của tỉnh nhà.

Chuyên đề 6: Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 56,7% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề trang bị cho người học một số kiến thức về tình hình phát triển nông nghiệp của tỉnh An Giang giai đoạn 1986 đến nay và 40,2% rất đồng ý; 54,4% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong những năm qua và nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang từ nay đến năm 2025, định hướng 2030 và 42% rất đồng ý; 54,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề giúp học viên hiểu rõ, nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương, chính sách của tỉnh trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hình thành, phát triển tư duy, phương thức mới trong phát triển nông nghiệp và 42% rất đồng ý; 56,9% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, tổng kết lý luận sát với thực tiễn của tỉnh, đảm bảo tính khách quan và khoa học và 41,8% rất đồng ý; 53,7% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề rút ra được những kinh nghiệm quý báu làm cơ sở xây dựng giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang phù hợp với xu thế mới và 41,8% rất đồng ý.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Ngoài những ưu điểm như trình bày trên, 51,2% học viên đánh giá mức đồng ý về việc chuyên đề cần bổ sung thêm hình ảnh, biểu đồ và cần làm rõ 1985 tỉnh ta xuất khẩu thử cá basa sang Mỹ trong những năm đó Mỹ còn cấm vận Việt Nam, đến năm 1990 thì xuất khẩu chính thức.

Chuyên đề 7: Thực tiễn và kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội ở An Giang (1986 - 2020)

* Đánh giá về ưu điểm của chuyên đề:

Có 57,6% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề trang bị cho học viên tổng quan tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh An Giang giai đoạn 1986 đến năm 2020 và 40,4% rất đồng ý; 57,8% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề giúp học viên nâng cao kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội ở địa phương, giải quyết đúng, đủ, kịp thời các quyền lợi chính đáng của đối tượng thuộc diện chính sách và 38,8% rất đồng ý; 52,8% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề giúp học viên củng cố và nâng cao hơn ý thức trách nhiệm, có tinh thần tích cực, chủ động hơn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng cụ thể, có thái độ tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân và 43,8% rất đồng ý;  56,4% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề cung cấp đầy đủ thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội ở An Giang và 40,4% rất đồng ý; 56,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề thể hiện được nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội ở An Giang đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và 40,4% rất đồng ý;  55,3% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề đảm bảo được nội dung tin cậy, tổng kết lý luận sát với thực tiễn của tỉnh, đảm bảo tính khách quan và khoa học và 41,1% rất đồng ý; 54,6% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề đã rút ra được những bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách an sinh xã hội của tỉnh An Giang và 30,2% rất đồng ý.

* Đánh giá về hạn chế của chuyên đề:

Đa số học viên đều đánh giá cao chuyên đề, tuy nhiên, còn 14,2% học viên đánh giá mức độ đồng ý chuyên đề nên bổ sung hình ảnh và tăng thời gian báo cáo chuyên đề.

Kết quả khảo sát cho thấy, sau khi học xong học phần “Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang” với 07 chuyên đề, học viên nhận thấy: Sự hiểu biết về quê hương An Giang được nâng lên so với trước khi học, được học viên đánh giá cao ở mức rất đồng ý chiếm 51,2% và 46,7% đồng ý; Khả năng liên hệ gắn với thực tiễn cao, được học viên đánh giá cao ở mức đồng ý chiếm 53,5%  và 42% rất đồng ý; Hiểu biết về tình hình, nhiệm vụ địa phương sâu sắc hơn, được học viên đánh giá cao ở mức đồng ý chiếm 53,7% và 44% rất đồng ý; Tính thực tiễn trong nội dung đào tạo, bồi dưỡng cao hơn, được học viên đánh giá cao ở mức đồng ý là 53,5% và 42,9% rất đồng ý; Đáp ứng về kiến thức, mục tiêu đào đạo, bồi dưỡng, được học viên đánh giá cao ở mức đồng ý chiếm 52,4% và 45% rất đồng ý; Mức độ hài lòng về lượng kiến thức đạt được, được học viên đánh giá cao ở mức rất đồng ý chiếm 47,8% và 47,4% đồng ý.

2. Một số vấn đề đặt ra

Thứ nhất, do đây là các chuyên đề có tính tổng kết thực tiễn nên cân nhắc thêm việc bổ sung một số hình ảnh, biểu đồ minh họa sẽ làm tăng tính sinh động của nội dung.

Thứ hai, các chuyên đề tổng kết thực tiễn từ năm 1986 đến năm 2020 nên rất nhiều dữ liệu cần phải được triển khai đến lớp học. Tuy nhiên, do thời lượng chương trình quy định đối với học phần này là 40 tiết nên rất khó triển khai đầy đủ thông tin đến lớp học.

Thứ ba, những bài học rút ra từ các chuyên đề có ý nghĩa rất quan trọng, do đó cần có sự phân tích, so sánh, đối chiếu... đề rút ra những vấn đề mang tính quy luật, những kinh nghiệm được và chưa được nhất là những kinh nghiệm tạo nên những đột phá của tỉnh, từ đó đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo.

Tóm lại, qua quá trình tổ chức triển khai giảng thực nghiệm 7 chuyên đề ở 7 lớp Trung cấp lý luận chính trị. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn học viên đánh giá cao nội dung, hình thức ở 7 chuyên đề. Qua học tập, đã giúp học viên nâng cao sự hiểu biết về thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, về quê hương, con người An Giang đồng thời khẳng định, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, quê hương, con người, những giá trị tốt đẹp mà Đảng bộ, hệ thống chính trị và Nhân dân An Giang đã dày công vun đắp.

các tin khác