10:33 05/09/2019
Hằng năm, cứ vào cuối thu chuẩn bị sang đông, trời se se lạnh báo hiệu mùa đông sắp đến là tôi lại nhớ đến ngày Nhà giáo Việt nam 20/11, ngày mà cả xã hội với tấm lòng trân trọng, tôn vinh ghi nhận công lao cao cả của các thầy cô những kỹ sư tâm hồn, đang ngày đêm trên bục giảng, truyền thụ tri thức cho người học.
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều.
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.
Hoặc “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.
“Tiên học lễ, hậu học văn”.
“Không thầy đố mày làm nên”
Trong lịch sử nhân loại chưa có một anh hùng nào, một lãnh đạo thiên tài nào... không nhận được sự dạy dỗ dìu dắt của thầy cô là những kỹ sư tâm hồn trên con đường sự nghiệp trồng người. Yêu mến, biết ơn và kính trọng là đức tính tốt đẹp của dân tộc ta. Lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ dạy chữ mà còn là người tượng trưng cho chuẩn mực về đạo đức học cao đẹp nhất. Lịch sử dân tộc Việt Nam có biết bao người thầy: thầy giáo Chu Văn An, cụ Đồ Chiểu, các bậc thầy cao quý như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà. Bác nói: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, đây là giặc thứ ba trong ba thứ giặc; (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm) vì thế Bác đã chỉ đạo phải tiến hành xóa dốt cho dân tổ chức các lớp bình dân học vụ người biết chữ dạy người không biết chữ. Ngày xưa đã thế, ngày nay đất nước đã phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng Nhà nước rất quan tâm đến ngành giáo dục nước nhà. Với ý nghĩa và tầm quan trọng trong công tác giáo dục được Đảng Nhà nước ta chọn ngày 20/11 hàng năm là ngày Hiến chương các nhà giáo từ năm 1982 đến nay đã 37 năm.
Trải qua hàng thế kỷ từ một dân tộc dốt, bị nô lệ. Đã vùng vẫy đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân. Trong công cuộc xây dựng kiến thiến đất nước Bác Hồ rất quan tâm đến nền giáo dục nước nhà, ngày nay đất nước ta đã hoàn toàn giải phóng nhân dân ta thoát khỏi cảnh áp bức bốc lột đang trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chúng ta cần có một đội ngũ cán bộ tri thức, có tầm nhìn, có kiến thức khoa học tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã tạo ra, đạt được những thành tựu đó có công lao biết bao thầy, cô giáo đã trãi qua nhiều thế hệ đem lại sự phồn vinh cho dân tộc Việt.
Vì vậy, vị thế của người thầy được xã hội rất quan tâm, một người thầy giỏi sẽ biết cách chọn lọc những kiến thức thật sự cần thiết phù hợp với trình độ tiếp thu của người học, truyền cho các em lòng đam mê nghiên cứu khoa học và tinh thần học tập suốt đời. Các Mác: "Đối với khoa học, không có con đường nào bằng phẳng thênh thang cả, chỉ có những người không sợ chồn chân mỏi gối để trèo lên những con đường nhỏ bé gập ghềnh của khoa học mới có hy vọng đạt tới đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi".
Lênin: Người ta có thể thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng toàn bộ kho tàng mà nhân loại đã tạo ra.
Bác Hồ: Học để làm người, làm cán bộ phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Dạy học là sự sáng tạo ra những con người sáng tạo, dạy học không chỉ là truyền đạt cho người học những tri thức một cách thông minh nhất, mà phải bằng sự hiểu biết, bằng cả cuộc sống của mình sau cho người học trở thành những người có tài đức để vươn tới lý tưởng cao đẹp hoàn thiện nhất “chân thiện mỹ” mỗi thầy giáo là tấm gương sáng cho sự miệt mài, phấn đấu không ngừng học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn. Trau dồi đạo đức chính trị, nước nhà có phồn vinh sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn nhờ công lao đào tạo thế hệ trẻ của thầy cô giáo.
Trường Chính trị Tôn Đức Thắng với bề dày 70 năm lịch sử từ năm 1948-2018 có biết bao thầy cô giáo đã đào tạo ra biết bao thế hệ học viên từ trong kháng chiến chống pháp, mỹ và ngày nay đang tiếp tục đào tạo thế hệ trẻ trên bước đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiều bậc thầy cô ngày nay không còn nữa như thầy Chung Văn Ngưng (tám Thắng), thầy Võ Văn Hết (mười Minh), cô Nguyễn Thị Thảo, cô Nguyễn Thụy Vân (cô bảy Vân) các thầy cô đã ra đi mãi mãi nhưng vẫn để lại cho hậu thế tài sản vô cùng quý giá đó là đội ngũ cán bộ được trưởng thành, những trang giáo án viết tay với những nét chữ nghiên nghiên trên những trang giấy nhỏ nay đã ngã sang màu vàng còn in đậm dấu ấn của thầy xem đây là tài sản quý báu của thầy Lâm Bình Tường - giáo sư tiến sĩ chuyên gia hàng đầu của bảo tồn - bảo tàng Việt Nam còn lưu giữ tại Phòng Truyền thống Trường Chính trị Tôn Đức Thắng. Sự dạy dỗ của thầy qua các thời kỳ đã để lại cho Đảng bộ tỉnh An Giang nhiều tấm gương sáng, những cán bộ ưu tú, trung với Đảng, hiếu với dân ra sức cống hiến đem lại niềm hạnh phúc cho dân, cho nước, xây dựng cho Đảng bộ tỉnh An Giang ngày càng giàu đẹp, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, nhiều đồng chí học viên nay đã trưởng thành, trở thành lãnh đạo cán bộ tỉnh, trung ương điều trải qua mái trường Chủ tịch Tôn Đức Thắng kính mến của chúng ta.
Nhìn lại lịch sử 40 năm qua những ngày mới giải phóng với đội ngũ giáo viên giảng dạy từ trong kháng chiến sau 1975 chỉ có một vài giáo viên với trình độ sơ học trường làng, đã đào tạo hàng nghìn cán bộ cốt cán cho Tỉnh ủy. Ngày nay đội ngũ giáo viên của trường đã trưởng thành trên 45 giáo viên với trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và cử nhân đảm bảo giảng dạy các lớp đào tạo hàng năm trên 3000 học viên góp phần nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ tỉnh nhà. Đây là sự lớn mạnh của Trường Chính trị Tôn Đức Thắng, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Tỉnh ủy An Giang luôn chăm sóc đào tạo thế hệ trẻ tương lai, đưa sự nghiệp của trường và Tỉnh Đảng bộ ngang tầm với nhiệm vụ mới.
Là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề sẽ tiếp tục sự nghiệp của các bậc tiền nhân đi trước, cố gắng học tập nâng cao trình độ chính trị, đạo đức lối sống của người thầy để tiếp tục sự nghiệp trồng người, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ của tỉnh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xứng đáng là một giáo viên được vinh dự giảng dạy dưới mái trường mang tên Bác Tôn kính yêu của chúng ta.
Trọng thầy mới được làm thầy.
Không thầy đố mày làm nên.
Quách Văn Phát - Phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học