Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Một vài suy nghĩ về mô hình kiêm nhiệm của Chủ tịch mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã hiện nay

11:22 30/09/2019

Thực hiện chủ trương nhất thể hóa một số chức danh chủ chốt ở cơ sở . Hiện nay tỉnh An Giang nói riêng và toàn quốc nói chung đang ráo riết xây dựng, tổ chức mô hình, đề án để nhất thể hóa một số chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã. Bên cạnh mô hình Bí thứ cấp uỷ cơ sở kiêm chủ tịch Uỷ ban nhân nhân, thì chức danh Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã tuỳ từng nơi cũng được gắn với một số chức danh khác.

Thực tiễn vừa qua việc kiêm nhiệm chức danh Mặt trận Tổ quốc cấp xã được thực hiện đồng loạt ở cơ sở, nhưng mô hình kiêm nhiệm này chưa được thống nhất. Do chưa có mô hình thống nhất nên tuỳ vào nhận thức từng nơi có sự thực hiện riêng; kể cả việc xác định: Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phải là Phó Bí thư cấp uỷ cơ sở, hay Phó Bí thư cấp uỷ cơ sở kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Mặt trận Tổ quốc?

Thực tế  việc vận dụng kiêm nhiệm này còn tuỳ vào tình hình công tác cán bộ của từng nơi. Ví dụ hiện nay có địa phương cơ cấu đồng chí Phó Bí thư cấp uỷ cơ sở kiêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và kiêm trưởng khối vận; nhưng cũng có nơi cơ cấu đồng chí Phó Bí thư cấp uỷ cơ sở kiêm chủ tịch Mặt trận Tổ quốc và kiêm Chủ tich (hay phó chủ tịch) Hội đồng Nhân dân cấp xã. Việc chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đồng thời phụ trách khối vận hay phụ trách Hội đồng nhân dân thì xét về chức năng là căn bản khác nhau (một bên là dân vận Mặt trận - đoàn thể, còn một bên là chính quyền).

Mặt dù đây là kiêm nhiệm nhưng trong quá trình tổ chức hoạt động của mình Mặt trận Tổ quốc không tránh khỏi lúng túng.

Trong nguyên tắc hoạt động của Mặt trận Tổ quốc thì phương thức phối hợp được xem là nguyên tắc cản bản nhất. Từ đó cho thấy nếu Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc kiêm Trưởng khối vận cơ sở sẽ thuận lợi cho việc vận động tập hợp các thành viên của mình, trong đó được hậu thuẩn bởi vị trí của Phó Bí thư cấp uỷ cơ sở .    Tuy nhiên với mô hình này Mặt trận Tổ quốc và khối vận ít nhiều sẽ tạo ra tư duy đối trọng của Mặt trận, đoàn thể với chính quyền thông qua nhiệm vụ giám sát, phẩn biện của Mặt và đoàn thể đối với chính quyền. Còn với mô hình Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc kiêm lãnh đạo Hội đồng nhân dân thì ngược lại. Mô hình này giúp cho Mặt trận Tổ quốc có điều kiện làm tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, nhưng bị hạn chế bởi phải thông qua khối vận Mặt trận Tổ quốc mới thuận lợi đến với các thành viên là các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội (đây là những thành viên nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc).

Như vậy có thể nói việc thực hiện mô hình nhất thể hoá chức danh chủ tịch Mặt trận Tổ quốc đã tạo nhiều cơ hội cho Mặt trận Tổ quốc cơ sở, nhưng đồng thời cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc phải tích cực nghiên cứu giải quyết.

Hiện nay Mặt trận Tổ quốc trong hoạt động của mình đã có luật và các qui định, tuy nhiên công tác Mặt trận Tổ quốc cấp cơ sở vẫn còn không ích vướn mắc. Vì vậy để Mặt trận Tổ quốc cơ sở thuận lợi trong công tác cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất, đặc biệt là việc nhất thể hoá chức danh (kiêm nhiệm) làm sao để cho việc kiêm nhiêm các chức danh nhằm tạo ra sự thuận lợi hơn cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc chứ không phải đem lại trở ngại làm cho hoạt của tổ chức này bị lu mờ đi.

Đất nước ta hiện nay đang tiến hành hội nhập; việc phát huy vai trò làm chủ đất nước Nhân dân là mục tiêu và cũng là động lực. Vì vậy Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cần phải được nâng chất hoạt động để có thể trở thành điểm tin cậy của Nhân dân trong thực hiện vai trò làm chủ của mình. Nhất thể hoá chức danh các bộ chủ chốt cơ sở là một chủ trương đúng đắn và phù hợp hiện nay. Tuy nhiên cần quan tâm thêm hiệu quả của từng loại mô hình để có sự lựa chọn tích cực nhất. Để cho Mặt trận Tổ quốc có thể tiếp tục làm tốt hơn nữa chức năng đại diện, vận động xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân thực hiện thành công chủ trương xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./.

Trần Vũ Minh - Khoa Xây dựng Đảng

các tin khác