Trường Chính trị Tôn Đức Thắng Tỉnh An Giang

Hiệu quả thảo luận thông qua việc xây dựng câu hỏi cho chuyên đề kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin chương trình chuyên viên

08:40 16/12/2020

Thảo luận là hình thức tổ chức cho học viên trao đổi, phản biện những câu hỏi giảng viên đã yêu cầu, sau đó giảng viên sẽ chốt lại nội dung. Đối với các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, sau mỗi chuyên đề đều có 01 buổi thảo luận. Đặc biệt là ở phần kỹ năng, mỗi chuyên đề có 03 buổi thảo luận nên việc thảo luận là vô cùng quan trọng nhằm giúp học viên rèn luyện kỹ năng đã được học trên lớp.

Tuy nhiên qua việc thực hiện thảo luận, bản thân nhận thấy tình trạng học viên còn lơ là trong trao đổi ý kiến trong nhóm, ỷ lại vào nhóm trưởng... Ngoài ra, phương pháp và câu hỏi thảo luận của giảng viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng buổi thảo luận.

Để hạn chế thấp nhất tình trạng trên, đối với chuyên đề Kỹ năng thu thập thông tin và xử lý thông tin, giảng viên có 01 câu hỏi dành cho buổi thảo luận thứ nhất của chuyên đề là Xây dựng phiếu lấy ý kiến mức độ hài lòng của học viên đối với chương trình chuyên viên (giảng viên, chương trình, lịch học…) khoảng 20 câu hỏi. Việc xây dựng phiếu ý kiến này ở buổi thảo luận thứ nhất đã phần nào khắc phục được hạn chế trên và đáp ứng được yêu cầu của lãnh đạo khoa, cụ thể:

1. Tất cả học viên rất tích cực trong việc xây dựng câu hỏi sao cho phù hợp yêu cầu vì học viên phải tìm nguồn thông tin thứ cấp (những phiếu lấy ý trên internet, cơ quan…) để tham khảo, trao đổi nhằm có được câu hỏi phù hợp, không có tình trạng phụ thuộc vào nhóm trưởng hoặc 01 cá nhân thực hiện.

2. Phù hợp với nội dung bài giảng là thu thập thông tin qua nguồn sơ cấp bằng bảng hỏi. Học viên có thể xây dựng bảng hỏi đóng, bảng hỏi mở hoặc bảng hỏi đóng - mở.

3. Rèn luyện được kỹ năng soạn thảo văn bản (trình bày thể thức của phiếu, ngôn phong của câu hỏi) và kỹ năng giao tiếp (có lời giới thiệu, cám ơn…).

4. Kiểm tra sỉ số lớp rất hiệu quả. Vì mỗi nhóm phải ghi tên các thành viên nhóm đã tham gia xây dựng phiếu, qua đó giảng viên dễ dàng kiểm tra sỉ số lớp.

5. Sau khi các nhóm đã hoàn thành (khoảng ½ buổi), lần lượt đại diện nhóm trình bày (rèn luyện kỹ năng thuyết trình) và các nhóm nhận xét, góp ý lẫn nhau. Sau đó giảng viên sẽ góp ý chung hoặc cụ thể để cùng nhau rút kinh nghiệm (nên xây dựng bảng hỏi đóng - mở)…

6. Sau khi kết thúc buổi thảo luận, giảng viên sẽ thu phiếu của các nhóm để làm tư liệu (có thể bổ sung vào phiếu lấy ý của giảng viên đã chuẩn bị).

7. Nửa buổi thảo luận cuối giảng viên phát phiếu lấy ý kiến học viên (mẫu phiếu kèm theo). Giảng viên hướng dẫn học viên cách cho ý kiến (đặc biệt là đối với câu hỏi mở). Giảng viên khuyến khích học viên ghi chân thật, khách quan vì qua đó giảng viên sẽ phát huy những ưu điểm của bản thân, học hỏi điều hay của đồng nghiệp và khắc phục những hạn chế để ngày càng nâng cao chất lượng thảo luận nói riêng, chất lượng giảng dạy nói chung. Các phiếu sau khi thu nhận sẽ tập hợp về lãnh đạo khoa để đánh giá việc giảng dạy của giảng viên ở các lớp.

Thông qua các ý kiến được học viên đánh giá bằng phiếu, các giảng viên sẽ phát huy, học tập những ưu điểm và khắc phục, né tránh những hạn chế của bản thân và giảng viên khác, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy và thảo luận  các lớp chuyên viên.

Đây cũng là cơ sở để lãnh đạo khoa đánh giá giảng viên cuối năm và cũng là cơ sở để các giảng viên thực hiện sinh hoạt chuyên môn khoa đối với các nội dung, chuyên đề được học viên đánh giá.

Bên cạnh đó, lãnh đạo khoa cũng đề xuất với Ban Giám hiệu trong việc phân công giảng viên (phần I) và Học viện nghiên cứu, sắp xếp hoặc bổ sung nội dung chương trình (phần II) để đảm bảo chất lượng giảng giạy và phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Tóm lại, với việc thảo luận bằng nội dung này giảng viên nhận thấy đã đạt được mục đích nêu trên và hy vọng tạo được sự thay đổi tích cực đối với học viên. Rất mong sự đóng góp của các giảng viên vào phiếu lấy ý kiến để phiếu phù hợp và thiết thực hơn.

PHIẾU LẤY Ý KIẾN HỌC VIÊN

***

Kính chào anh, chị!

Nhằm đánh giá chất lượng bồi dưỡng, chúng tôi lấy ý kiến phản hồi của anh, chị cho các nội dung liên quan đến chất lượng giảng viên (GV) và chương trình thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới đây. Các thông tin phản hồi của anh, chị sẽ góp phần tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và chương trình.

I. Thông tin cá nhân



1. Giới tính:             nam              nữ     

2. Tuổi: ………………

3. Thâm niên công tác: ………………



4. Chức vụ lãnh đạo, quản lý:      có                 không

II. Giảng viên

1. Anh, chị hãy lựa chọn và đánh dấu x vào mức độ hài lòng mà bản thân thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan.

TT

Nội dung

Mức độ hài lòng / Thang đánh giá

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Kiến thức của GV

1.1

Kiến thức chuyên môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Kinh nghiệm thực tiễn quản lý lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của GV

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Việc thực hiện các nội quy, quy định

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Thái độ ứng xử với học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Trách nhiệm của GV

3.1

GV hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Sự chuẩn bị bài phục vụ việc giảng, thảo luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập của học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Phương pháp giảng dạy của GV

4.1

Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Truyền đạt nội dung đầy đủ, dễ hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Mức độ liên hệ bài học với thực tiễn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.4

Sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ giảng dạy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.5

Hướng dẫn viết thu hoạch thực tế và tiểu luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Phương pháp và hình thức kiếm tra, đánh giá của GV

5.1

Nội dung thi phù hợp, khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Điểm thi chính xác và khách quan

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.3

GV phản hồi kịp thời về kết quả thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Anh, chị hài lòng với giảng viên nào? Nêu lý do

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Anh, chị chưa hài lòng với giảng viên nào? Nêu lý do

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

4. Những ý kiến đóng góp khác của anh, chị để nâng cao chất lượng giảng dạy của GV

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

III. Chương trình

1. Anh, chị hãy lựa chọn và đánh dấu x vào mức độ hài lòng mà bản thân thấy phù hợp nhất về từng nội dung liên quan.

TT

Nội dung

Mức độ hài lòng / Thang đánh giá

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

Tính phù hợp của chương trình

1.1

Sự phù hợp của chương trình với mục tiêu bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Sự phù hợp của chương trình với học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Thời gian thực hiện chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tính khoa học của chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tính chính xác của nội dung chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Tính cập nhật của nội dung chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tính cân đối

3.1

Giữa nội dung chương trình với thời gian khóa bồi dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Giữa các chuyên đề

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Giữa nội dung lý thuyết và thảo luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tính ứng dụng của chương trình

4.1

Mức độ đáp ứng của chương trình với nhu cầu của học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Mức độ đáp ứng của chương trình với yêu cầu thực tiễn công việc của học viên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hình thức của chương trình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Nội dung được trình bày khoa học

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.2

Sử dụng ngôn ngữ chính xác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.3

Chất lượng sách giáo khoa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Những ý kiến đóng góp khác của anh, chị để nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cám ơn sự hợp tác của anh, chị./.

Trần Kim Hoàng - giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật

các tin khác